Mục lục
Phương án chuyển đổi số sau đại dịch Covid-19 luôn là điều mà các nhà quản trị đắn đo và băn khoăn. Bài viết sau đây, Vinaseco xin được gợi ý 3 phương án số hoá cho doanh nghiệp sau đại dịch. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
1. Bước ra khỏi “silo”
Một doanh nghiệp thường được chia nhỏ thành các bộ phận như :
– Tiếp thị, bán hàng,
– Hỗ trợ khách hàng và một số các bộ phận khác
Đây được gọi là ranh giới ngang. Hơn nữa, mọi bộ phận đều có các cấp quản lý khác nhau như cộng sự, người quản lý và giám đốc điều hành – tạo ra ranh giới dọc.
“Silos” được hình thành khi những người trong những ranh giới này trở nên biệt lập và chỉ giao tiếp với những người trong bộ phận hoặc khu vực của họ hoặc ở cùng cấp độ trong một tổ chức.
Mẹo dành cho nhà lãnh đạo:
Trước khi khởi động một dự án mới, hãy tiến hành một cuộc họp. Cuộc họp này cần có sự tham gia của các bên liên quan chính trong mọi bộ phận hoặc đơn vị, cuộc họp này được thành lập với mục đích tìm ra những lỗ hổng chưa từng được phát hiện trước đây và phát triển hoạt động cộng tác (buy – in) trong toàn doanh nghiệp.
2. Dự án thử nghiệm: giải pháp hay tảng đá cản đường chuyển đổi số doanh nghiệp?
Một số nhà lãnh đạo chuyển đổi số còn sử dụng những chiến lược đầu tư còn khá thận trọng và rụt rè. Họ triển khai, vận hành các công nghệ mới trong một dự án thử nghiệm. Điều này giúp tránh việc đầu tư số tiền lớn hơn cần thiết khi triển khai dự án chuẩn theo đúng quy trình. Họ coi phương pháp này là một bước trung gian trong quá trình chuyển đổi số. Nó cho phép doanh nghiệp đánh giá tiến trình của dự án trước khi tiến hành triển khai nó trên diện rộng.
Mẹo dành cho nhà lãnh đạo:
Thử thách các nhà quản lý trong việc xây dựng công nghệ nào có thể mang lại lợi ích biến đổi vượt trội. Khích lệ trưởng nhóm của các phòng ban (team leader) trình bày những quan điểm, sáng kiến của riêng họ để văn hoá, quy mô tổ chức, doanh nghiệp ngày càng được phát triển, mở rộng.
3. Nắm bắt sự thay đổi
Một trong những thách thức thường gặp nhất trong quá tình chuyển đổi số là không có được sự cộng tác tự nguyện (buy-in) trong toàn doanh nghiệp, một tình huống phổ biến đến từ kết quả của việc thiếu giao tiếp giữa các giám đốc điều hành hoạch định chiến lược và các nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược đó.
Ở đâu có đổi mới, ở đó sẽ luôn có rủi ro. Nhưng các doanh nghiệp có tư duy định hướng dài hạn có thể cải thiện tỷ lệ này. Họ tiến hành bằng cách linh hoạt trong việc áp dụng phương pháp quản lý sự thay đổi.
Mẹo dành cho nhà lãnh đạo:
Tích cực làm việc với các nhà tài trợ điều hành dự án để phát triển một hệ thống cơ chế phản hồi hoàn thiện giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, tự do trình bày ý tưởng và sự quan tâm của họ đến những sáng kiến vận hành mới.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các phương án chuyển đổi số. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Vinaseco rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
13.897 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.300 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
74 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
31 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
4 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
2 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
9.515 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
5 Comments