3 ví dụ về Mô hình chuyển đổi số thành công nhất trên thế giới

3 ví dụ về Mô hình chuyển đổi số thành công nhất trên thế giới

Chuyển đổi số hiện nay đang là xu hướng mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều khái niệm về việc chuyển đổi. Điều này khiến cho nhiều người mông lung, không biết mô hình nào là phù hợp. Nên sau đây chúng tôi xin gợi ý 3 ví dụ thành công nhất thế giới trong chuyển đổi số. Nhờ đó giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn. 

1. Netflix 

Trước khi thành công như hiện nay, đổ về những năm đầu thế kỷ 21, Netflix không phải là một cái tên được săn đón. Vậy điều gì đã khiến Netflix lại lớn mạnh như bây giờ?

Vào những năm tháng đầu thế kỷ 20, Netflix sử dụng mô hình kinh doanh theo các tả tiền cho thuê mỗi tháng. Trong đó bao gồm bán DVD và cho thuê qua thư từ. Nhưng đến năm 2007, Netflix đã thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh. Từ đó, phá vỡ cách người tiêu dùng sử dụng các thiết bị điện tử được kết nối internet ngay tại nhà. Đó chính là vì Netflix đã tận dụng được nền tảng công nghệ lưu trữ đám mây. Nhằm tạo ra một khối không gian với vô vàn thể loaji phim ảnh trên khắp thế giới.

Có lẽ, chính vì nguyên do trên mà những mô hình kinh doanh đi theo kiểu cũ trở nên lỗi thời. Đồng thời gặp phá sản nhanh chóng.

Đặc biệt nhất là vào năm 2007. Khi mà Netflix tung ra dịch vụ phát Video trực tuyến theo yêu cầu. Mục đích để bổ sung dịch vụ cho người thuê. Thay vì phải trả thêm phí cho Netflix cả. Đến hiện nay, Netflix vẫn luôn giữ được vị trí lớn trong việc cung cấp nội dung video kỹ thuật số phổ biến nhất trên các nền tảng trực tuyến. Ví dụ facebook, website và app mobile. Các đối thủ nặng kí về công nghệ như Amazon, Hulu và Youtube đang theo sau về nhu cầu.

2. Adobe – chuyển đổi số trong ngành công nghiệp phần mềm

Khi nhắc đến Adole người ta thường nghĩ ngay đến photoshop. Tuy nhiên, định nghĩa về Adobe không chỉ dừng lại ở chức năng đó. Hơn thế, đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới.

Trong những năm đầu thành lập, Adobe chú tâm vào mô hình kinh doanh bán phần mềm của mình. Chủ yếu giúp người dùng chỉnh sửa ảnh, vectow. Hay là chỉnh sửa video. Điều này được thực hiện thông qua việc mua bán bản quyền sử dụng. 

Nhưng đến năm 2003 cú chuyển mình của Adobe đã diễn ra trong bối cảnh suy thoái diễn ra trên khắp thế giới.

Lúc này, Adobe đã chuyển sang hoạt động dựa trên công nghệ đám mây. Trong đó gồm có creative cloud, document cloud và marketing cloud. Nhờ đó mà Adobe khẳng định được vị thế của mình như ngày hôm nay.

Chỉ trong 5 năm khi chuyển đổi kỹ thuật số, giá cổ phiếu Adobe tăng gấp 3 lần. Trong đó mức gia tăng doanh số tổng thể leo từ con số đơn lên thành hai con số.

3. Fujifilm – mô hình chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hình ảnh

Fujifilm là một công ty có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim chụp ảnh.Tuy nhiên, đến năm 2010, do máy ảnh kỹ thuật số phổ biến khiến cho mô hình kinh doanh của Fuji bị ảnh hưởng. Nhưng thay vì từ bỏ, họ biết rằng đã đến lúc phải thay đổi. Việc chuyển đổi này cần đi theo mô hình mới.

Đến năm 2012, Fuji quyết định chọn mô hình chuyển đổi số là con đường đi trong thời gian sắp tới. Đặc biệt là  ngành kinh doanh công nghệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Chính là thị trường mà Fuji muốn thâm nhập.

Đến nay, Fuji đã tạo ra rất nhiều thiết bị về hình ảnh y tế, chẩn đoán tia X và các công nghệ dược phẩm, y tế khác. Hơn thế, họ còn tận dụng thế mạnh về công nghệ phim ảnh. Từ đó phát triển các tấm nền LCD thành một công cụ sinh lợi tuyệt vời.

4. Đâu là thời điểm tuyệt vời nhất để các doanh nghiệp thực hiện mô hình chuyển đổi số mới

Câu trả lợi chính là ngay lúc này. 

Biến động thị trường luôn thay đổi từng giây, từng phút. Sẽ không có doanh nghiệp nào có thể đoán trước được ngày mai ra sao. Nếu không thích ứng nhanh thì sẽ dẫn đến những hiệu quả khôn lường. Việc lựa chọn số hóa là con đường đúng đắn trong giai đoạn đầu. Tình hình Covid 19 chính là minh chứng rõ ràng nhất. Từ đó như 1 hồi chuông đánh thức nhanh chóng thực hiện mô hình chuyển đổi số mới

5. 3 lý do dẫn đến hiện tượng thất bại trong việc thực hiện mô hình chuyển đổi số

Con người

Con người chính là người vận hành và điều khiển doanh nghiệp. Cho nên, họ cũng có thể thực hiện hoặc phá vỡ quá trình chuyển đổi số của bạn. Có thể thấy, văn hóa là động lực hàng đầu của chuyển đổi kỹ thuật. Tuy nhiên nó cũng là một trong sáu trụ cột tạo nên thành công. Việc không tập trung vào con người và văn hóa rất dễ dẫn đến việc chuyển đổi số thát bại.

Giao tiếp không hiệu quả

Thông báo về việc thực hiện chuyển đổi số sẽ không giống với bất kỳ một thông báo nội bộ nào cả. Như thường lệ, lãnh đạo sẽ ủy thác những thay đổi đến cho nhân viên. Tuy nhiên họ không hề dành thời gian để giải thích và hướng dẫn. Nhưng với mô  hình chuyển đổi số thì lại khác.. Chủ doanh nghiệp cần là người tiên phong đưa chỉ dẫn. Đồng thời còn giảng thích và làm mẫu trong quá trình thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp. Cho nên, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tất cả nhân sự đều hiểu rõ và biết đúng về việc thực hiện chuyển đổi số.

Không có các chỉ số đo lường

Không có các chỉ số đo lường cũng giống như mục tiêu doanh nghiệp hướng đến không rõ ràng. Nhiều công ty theo dõi thành công dựa trên chỉ số KPI mà họ thiết lập cho doanh nghiệp mình. Nhưng nếu đang thay đổi cách thức kinh doanh, KPI cần được đặt  đúng với chiến lược chuyển đổi số hiện tại. 

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.