4 xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ Việt Nam

Không chỉ trực tiếp giúp doanh nghiệp nắm bắt các trải nghiệm của khách hàng trên môi trường số để từ đó đem lại các trải nghiệm tốt hơn, công nghệ còn đang giúp các doanh nghiệp bán lẻ tối ưu hóa vận hành, dễ dàng quản lý hệ thống, phát triển đội ngũ nhân sự, đem lại năng suất lao động cao hơn giúp các nhà bán lẻ nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh áp dụng trong quản lý bán hàng, công nghệ còn tạo ra sự liên kết dễ dàng giữa các dịch vụ doanh nghiệp với nhau, tạo thành các nền tảng win-win cho phát triển bền vững. 

Sau đây là một vài xu hướng chuyển đổi số nổi bật dành cho lĩnh vực bán lẻ. Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu nhé!

1. Chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu (Digital value chain)

Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos đã đưa ra định nghĩa:

Chuyển đổi số trong bán lẻ là chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu.

(“What does digital transformation mean in retail? It’s about moving from this obsolete product-centric model to one that is customer-centric”)

Định nghĩa này đã mở rộng cách chúng ta nhìn và tư duy vào vận hành hoạt động bán lẻ.

 

Trước đây, một doanh nghiệp bán lẻ vận hành thuần túy bằng cách phân phối sản phẩm vật chất từ đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng và tạo ra lợi nhuận bằng cách mua rẻ/bán đắt. Tuy nhiên, cách này vốn không thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Cùng với sự dịch chuyển của thị trường và thói quen mới của người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ chuyển sang cạnh tranh bằng cách tối ưu và mở rộng chuỗi giá trị tới khách hàng. Chiến lược này được chia thành 3 giai đoạn chính:

– Thu thập dữ liệu sản phẩm, khách hàng, địa điểm bằng cách số hóa việc giao dịch với khách hàng

  • Tư vấn online,
  • Bán hàng trên website,
  • Thanh toán online,
  • Lưu trữ dữ liệu khách hàng với CRM,…

– Tối ưu các khâu dựa trên insight từ dữ liệu:

  • Tối ưu quy trình xử lý đơn hàng
  • Tối ưu quy trình vận chuyển giao nhận
  • Tối ưu quy trình lưu-xuất kho,…

-Thiết kế lại chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh:

  • Mở rộng các dịch vụ mới nhằm gia tăng giá trị
  • Kết hợp với các mô hình kinh doanh khác tạo thành hệ sinh thái,…

Trong một tương lai chuyển đổi số, dữ liệu chính là trung tâm cho sự phát triển. Với việc chuyển sang mô hình chuỗi giá trị số cùng trọng tâm là dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ cạnh tranh nhau ở tốc độ và tính hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu, chuyển các dữ liệu đó thành các insight (hiểu biết hữu ích), rồi thành các hành động phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

2. Tăng cường trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ VR, AR

Theo nghiên cứu, thị trường công nghệ VR và AR sẽ đạt 1.6 tỉ USD vào năm 2025. Hoạt động bán lẻ đứng top 5 lĩnh vực được ứng dụng VR/AR nhiều nhất trong năm 2018 theo Statista. Khoản đầu tư cho công nghệ này được dự báo là sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Khi trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm càng được quan tâm, thì việc ứng dụng công nghệ VR/AR càng được các nhãn hàng chú trọng. AR giúp khách hàng định hướng và truy cập nhiều thông tin về sản phẩm ngay trong gian hàng. VR lại giúp khách hàng có trải nghiệm “đi siêu thị” ngay khi đang ngồi trong gian phòng khách. Công nghệ AR/VR có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tìm kiếm, mua và bán đồ online.

ban-le-5

 

Bên cạnh đó, các dữ liệu có được từ công nghệ này còn giúp ghi nhận thói quen mua sắm của khách hàng để tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa. Đồng thời chúng đem lại nhiều ý tưởng marketing mới cho doanh nghiệp. Nhiều đơn vị còn ứng dụng AR/VR trong đào tạo nhân viên mới. Từ đó giảm thiểu số nhân viên vận hành cửa hàng.

Việt Nam là một thị trường thương mại điện tử năng động. Số người sử dụng Internet và điện thoại thông minh tăng trưởng nhanh qua các năm. Tuy hiện tại 80% các giao dịch thương mại điện tử vẫn theo hình thức COD (thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng). Số lượng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử tăng mạnh trong thời gian gần đây cùng nhiều sự cơi nới của môi trường pháp lý báo hiệu tiềm năng của hoạt động này.

Giảm thiểu thanh toán tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và đơn vị bán lẻ. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể kết hợp với các đơn vị thanh toán tạo ra chương trình khuyến mãi. Điều này vừa khuyến khích mua sắm, vừa có lợi cho khách hàng.

 

ban-le-3

 

Đa số các trang TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada đều tích hợp với dịch vụ thanh toán trực tuyến. Nếu đang chạy cửa hàng offline hay bán hàng qua website/facebook, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng phát triển nhiều hình thức thanh toán tiện ích như:

  • Thanh toán qua thẻ quốc tế
  • Thanh toán qua ví điện tử
  • Chuyển khoản
  • Quét mã
  • Sử dụng thẻ tích điểm,…

Thanh toán cũng là một trải nghiệm trong quá trình mua sắm. Đừng đánh mất khách hàng ở những giây phút cuối khi lẽ ra bạn có thể chinh phục họ. Một trải nghiệm thanh toán mượt mà, nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp chinh phục được lòng tin của khách.

4. Tối ưu vận hành và nâng cao năng lực cộng tác giữa các phòng ban bằng các phần mềm quản trị

Bên cạnh các hoạt động thu hút, giữ chân khách hàng nhằm gia tăng doanh thu, giá trị của hoạt động chuyển đổi số còn nằm ở việc tối ưu hóa các khâu ở giữa. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận hành và rút ngắn tốc độ phản ứng trước thị trường.

Trong một thị trường nhiều biến động, nhiều khi thắng thua nằm ở việc đơn vị nào phản ứng nhanh hơn và có thể thực thi các chiến lược nhanh chóng hơn.

Ví dụ như trong thời điểm dịch Covid-19 vừa rồi, đơn vị nào cũng có thể nhìn ra cơ hội khi đưa sản phẩm của mình lên môi trường số, cung cấp các dịch vụ giao hàng, thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, đâu mới là doanh nghiệp phản ứng nhanh nhất? Bách Hóa Xanh thuộc Tập đoàn Thế giới di động cấp tốc ra mắt dịch vụ đi chợ giùm khách ngay thời điểm TP Hồ Chí Minh bước vào chuỗi ngày cách ly xã hội. Chỉ vài ngày sau, chuỗi lẩu Kichi Kichi của TĐ Golden Gate Group cũng tung ra mô hình lẩu online.

Rõ ràng, những thay đổi đó chỉ có thể được thực thi kịp thời với một bộ máy tinh gọn, các quy trình cộng tác được tối ưu một cách khoa học, hạn chế tối đa ma sát giữa các bộ phận.

ban-le-4

 

Để làm được điều này, việc số hóa các quy trình, công việc và thông tin trong doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng. Nhờ có số hóa, quản lý doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt các dữ liệu về vận hành. Từ đó doanh nghiệp có thể phân tích và tối ưu quản lý.

Ví dụ như quy trình mua nguyên liệu từ nhà cung cấp. Sẽ phải trải qua rất nhiều khâu từ lên đơn, phê duyệt hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, tiếp nhận nguyên liệu… liên quan đến trách nhiệm của nhiều phòng ban và nhân sự khác nhau. Khi số hóa các quy trình này, mọi thứ đều được hiển thị trực quan trên hệ thống. Các nhân viên phòng ban nắm bắt được nhiệm vụ của mình. Nhà quản lý nắm bắt được tiến độ thực hiện và điểm tắc nghẽn.

Trên đây là những chia sẻ của Vinaseco. Chúng tôi mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi. Vinaseco rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật thông tin mới nhé!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.