5 điểm khó khăn trong chuyển đổi số là gì?

Khó khăn trong chuyển đổi số là điều mà nhiều doanh nghiệp, nhà quản trị đang gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết và tìm hướng khắc phục. Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu ngay 5 điểm khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi số nhé!

chuyen-doi-so

1. Hạn chế ở tư duy & tâm thế thay đổi của lãnh đạo

Nhiều chuyên gia nhận định, việc chuyển đổi số không chỉ dựa vào công nghệ. Yếu tố quan trọng nhất đem đến sự chuyển dịch lớn của các doanh nghiệp, tổ chức là văn hóa làm việc. Và đặc biệt là sự nhận thức của người đứng đầu.

Tuy nhiên hầu hết các lãnh đạo công ty đều không phải là người am hiểu về công nghệ. Chính vì vậy cần tới sự tư vấn từ đội ngũ chuyên gia. Nhưng không vì thế mà phó mặc hoàn toàn cho đội ngũ thuê ngoài mà bắt buộc phải có sự tham gia của những nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Người đúng đầu hiểu đúng và đủ thì mới đưa ra hướng đi đúng đắn.

2. Dự án chuyển đổi số tốn nhiều thời gian hơn kế hoạch

Trên thực tế, các dự án chuyển đổi kỹ thuật số thường kéo dài hơn dự kiến. Nó khiến doanh nghiệp bị đội chi phí so với kế hoạch ban đầu.

Thông thường, quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ trải qua 3 giai đoạn. Nó sẽ đi từ thấp đến cao lần lượt là:

a. Số hóa (Digitization):

Đây là giai đoạn bắt buộc doanh nghiệp phải trải qua nếu muốn tham gia vào chuyển đổi số. Ở bước này, doanh nghiệp chuyển dữ liệu ở dạng giấy truyền thống thành những dữ liệu lưu trữ trên phần mềm máy tính.

b. Ứng dụng số hóa (Digitalization):

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phần mềm hoặc công cụ tin học khác để tối ưu số liệu. Từ đó loại bỏ các công việc hành chính thủ công trước đây như ghi chép, thống kê, tìm kiếm thông tin…

c. Chuyển đổi số (Digital transformation):

Ở giai đoạn cuối cùng này, doanh nghiệp sẽ thay đổi toàn bộ các thức vận hành, cách thức làm việc để tạo ra hiệu quả mà tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Trên thực tế, các dự án chuyển đổi số mới chỉ được lên kế hoạch tới bước thứ hai là Digitalization là doanh nghiệp đã cạn kiệt chi phí và cảm thấy “đuối sức”.

3. Mong đợi một giải pháp hoàn hảo

Thực tế đã chứng minh không có giải pháp nào phù hợp với tất cả yêu cầu của doanh nghiệp về công năng hiệu quả, bảo mật công nghệ thông tin và ngân sách triển khai.

Để chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng rất nhiều công cụ và phần mềm như:

a. Phần mềm CRM để quản lý mối quan hệ với khách hàng

b. Phần mềm HRM để quản lý nhân sự

c. Phần mềm Kế toán để quản lý hoạt động tài chính – kế toán

d. Phần mềm công việc để quản lý công việc,…

Và để có những phần mềm viết riêng đo ni đóng giày cho mình thì khoản ngân sách mà doanh nghiệp bỏ ra không hề nhỏ.

Chính vì thế, những phần mềm viết sẵn, phần mềm SaaS là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp để chuyển đổi số. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xác định trước rằng bởi vì là phần mềm viết sẵn nên sẽ có những nghiệp vụ đặc thù của mình mà phần mềm không đáp ứng được. Bù lại, ngân sách sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Chính vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ các yếu tố

4. Thiếu tập trung tích hợp

Hầu hết các dự án chuyển đổi kỹ thuật số tập trung vào những tính năng hơn là trải nghiệm người dùng cuối. Các nhóm coi dự án như một dịch vụ riêng biệt thay vì đặt nó vào trung tâm của trải nghiệm nhân viên.

Thực tế là, chuyển đổi số thường xuất phát từ mong muốn của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp về một tương lai tăng trưởng doanh thu và khả năng cạnh tranh nên khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số sẽ là một yêu cầu bắt buộc với nhân viên mà không phải xuất phát từ những khó khăn của nhân viên trong quá trình làm việc. Điều này khiến nhân viên gặp khó khăn trong chuyển đổi. Ngoài ra còn mất thêm thời gian thích ứng công nghệ.

kho-khan-chuyen-doi-so

5. Năng lực đội ngũ không theo kịp sự thay đổi

Nhìn từ các dự án chuyển đổi số thất bại trong thực tế sẽ thấy yếu tố con người luôn bị đánh giá thấp trong khi quản lý nhân sự và áp dụng thay đổi chiếm 80% sự thành công hay thất bại của dự án.

Khi chuyển sang chuyển đổi số, khung kỹ năng và năng lực của nhân viên sẽ thay đổi để phù hợp cách thức vận hành kinh doanh mới. Khi nhân lực thiếu hụt các kỹ năng này, mô hình chuyển đổi số sẽ thất bại. Bởi vì nó không có nhân lực thực thi.

Thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam đều tuân theo mô hình kinh doanh truyền thống đó là chia nhỏ doanh nghiệp thành các phòng ban chức năng. Nhưng chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng một cách tiếp cận khác. Con người, quy trình và công nghệ phải kết hợp với nhau để tạo ra các mô hình kinh doanh mới và các dịch vụ liên quan.

Nhân viên cần các kỹ năng mới, các kỹ năng này sẽ tập trung vào đổi mới, thay đổi và sáng tạo cùng với các công nghệ mới – như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT).

Trên đây là những chia sẻ của Vinaseco. Nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.