Mục lục
Ngày nay, chuyển đổi số là xu hướng của các doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vận hành chuyên nghiệp hơn, đạt được nhiều hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải khó khăn trong quá trình này? Bài viết dưới đây Vinaseco sẽ chỉ ra 5 khó khăn trong chuyển đổi số mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải.
1. Hạn chế ở tư duy và tâm thế thay đổi của lãnh đạo
Thành công của chuyển đổi số không chỉ ở yếu tố công nghệ mà còn ở yếu tố con người. Nếu lãnh đạo công ty không am hiểu về công nghệ sẽ là một hạn chế lớn. Vì vậy sự tham gia của những nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp góp vai trò rất lớn.
Các nhà lãnh đạo cần phải là người tiên phong đầu tiên. Họ cần hiểu rõ về số hóa, chuyển đổi kỹ thuật số để làm gương cho toàn bộ nhân viên. Đây là hành động thiết thực để thúc đẩy doanh nghiệp thành công.
2. Dự án tốn nhiều thời gian hơn kế hoạch
Trên thực tế, các dự án chuyển đổi kỹ thuật số thường kéo dài hơn dự kiến khiến doanh nghiệp bị đội chi phí so với kế hoạch ban đầu.
Thông thường, quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ trải qua 3 giai đoạn từ thấp đến cao lần lượt là:
• Số hóa (Digitization). Đây là giai đoạn bắt buộc doanh nghiệp phải trải qua nếu muốn tham gia vào chuyển đổi số. Ở bước này, doanh nghiệp chuyển dữ liệu ở dạng giấy truyền thống thành những dữ liệu lưu trữ trên phần mềm máy tính.
• Ứng dụng số hóa (Digitalization). Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phần mềm hoặc công cụ tin học khác để tối ưu số liệu để loại bỏ các công việc hành chính thủ công trước đây như ghi chép, thống kê, tìm kiếm thông tin…
• Chuyển đổi số (Digital transformation): Ở giai đoạn cuối cùng này, doanh nghiệp sẽ thay đổi toàn bộ các thức vận hành, cách thức làm việc để tạo ra hiệu quả mà tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Một chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số cần từ hai đến năm năm để mang lại kết quả đáng kể ; các nhà máy kỹ thuật số là khoản đầu tư chiến lược và người ta không nên mong đợi thu hồi vốn nhanh. Tương tự như vậy, ít nhất 3% công ty mong đợi sẽ thấy ROI trong vòng một năm.
3. Mong đợi một giải pháp hoàn hảo
Thực tế đã chứng minh không có giải pháp nào phù hợp với tất cả yêu cầu của doanh nghiệp. Để chuyển đổi thành công, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng rất nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ. Ví dụ như phần mềm CRM để quản lý mối quan hệ với khách hàng; phần mềm HRM để quản lý nhân sự; phần mềm Kế toán để quản lý hoạt động tài chính – kế toán; phần mềm công việc để quản lý công việc;… Và để có những phần mềm này thì khoản ngân sách mà doanh nghiệp bỏ ra không hề nhỏ.
Chính vì thế, những phần mềm viết sẵn hay phần mềm SaaS là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp để chuyển đổi số. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xác định trước rằng bởi vì là phần mềm viết sẵn nên sẽ có những nghiệp vụ đặc thù của mình mà phần mềm không đáp ứng được. Bù lại, ngân sách sẽ tiết kiệm được rất nhiều.
Mong đợi một giải pháp hoàn hảo giải quyết tất cả khó khăn là một trong những thách thức của chuyển đổi số mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua.
4. Thiếu tập trung tích hợp
Hầu hết việc chuyển đổi kỹ thuật số tập trung vào những tính năng hơn là trải nghiệm người dùng.
Thực tế là, chuyển đổi số thường xuất phát từ mong muốn của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Họ hi vọng về một tương lai tăng trưởng doanh thu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi sẽ là một yêu cầu bắt buộc với nhân viên mà không phải xuất phát từ những khó khăn của nhân viên trong quá trình làm việc.
Việc chuyển đổi không được đồng bộ dẫn tới sự thiếu sự liên kết của chính các bộ phận. Điều này là trở ngại khi muốn nâng cấp, sử dụng thêm các giải pháp công nghệ khác về sau.
5. Năng lực đội ngũ không theo kịp sự thay đổi
Tiến hành chuyển đổi số, yếu tố con người chiếm 80% sự thành công hay thất bại của dự án.
Khi chuyển sang chuyển đổi số, khung kỹ năng và năng lực của nhân viên cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi này là để phù hợp cách thức vận hành kinh doanh mới. Khi nhân lực thiếu hụt các kỹ năng này, mô hình chuyển đổi sẽ thất bại vì không có nhân lực thực thi.
Thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam đều tuân theo mô hình kinh doanh truyền thống đó là chia nhỏ doanh nghiệp thành các phòng ban chức năng. Nhưng chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng một cách tiếp cận khác. Con người, quy trình và công nghệ phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nhân viên cần các kỹ năng mới, các kỹ năng này sẽ tập trung vào đổi mới, thay đổi và sáng tạo cùng với các công nghệ mới – như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT).
Chuyển đổi số là một chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp để bắt kịp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như tăng cường lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, hãy phát hiện và loại bỏ sớm những khó khăn trên để đảm bảo doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến lược này thành công!
Như vậy, trên đây là 5 khó khăn mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp trong chuyển đổi số. Hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn khắc phục khó khăn và đạt được kết quả tốt nhất.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
13.318 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
1.776 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
72 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
30 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
3 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
2 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
5.919 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
2 Comments