5 xu hướng tất yếu trong quản trị hiện đại

Quản trị hiện đại đem đến những đột phá trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vậy trong những năm trở lại đây, đâu là xu hướng tất yếu của quá trình này. Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu ngay nhé!

quan-tri-hien-dai

1. Approach to power – quản lý trao quyền cho nhân viên

Các doanh nghiệp vận hành theo mô hình tổ chức phân cấp truyền thống thường vướng phải vấn đề trong sự gắn kết và phát triển các ý tưởng mới. Nguyên do là bởi mọi quyền hành đều chỉ tập trung trong tay người có quyền lực cao nhất. Nhân viên cấp dưới chỉ nghe theo mệnh lệnh như một cỗ máy. Và họ chỉ làm việc vì lợi ích bản thân. Chính điều này là rào cản của sự gắn kết. Nó khiến nhân viên không có cơ hội được sáng tạo trong công việc.

Phương thức quản lý trao quyền đánh vào ba nhu cầu cao nhất của thang Maslow. Khi hai nhu cầu cấp dưới là sinh học và an toàn được thỏa mãn, con người cần những nhu cầu cao hơn về xã hội, được tôn trọng và khẳng định bản thân.

2. Handing information – Chia sẻ thông tin

Phương thức quản trị truyền thống biến môi trường làm việc như một cuộc chiến tranh lạnh (Cold War). Nhân viên và lãnh đạo không hề có sự liên kết. Tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp luôn được che giấu kỹ càng. Những thông tin nhân viên nhận được về doanh nghiệp chỉ là những thông tin cơ bản và thậm chí còn là những thông tin nửa vời.

Tất cả doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc phẳng và việc chia sẻ thông tin một cách công bằng là yếu tố chính trong nỗ lực này. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên xem xét những thông tin được phổ biến. Dưới đây là một số thông tin doanh nghiệp có thể chia sẻ với toàn bộ nhân viên trong tổ chức:

a. Chính sách nhân sự

b. Chính sách lương, đãi ngộ, đánh giá công việc

c. Sự kiện trong doanh nghiệp

d. Các giải thưởng,…

Lý tưởng nhất, doanh nghiệp có thể quy hoạch hệ thống thông tin có thể chia thành 4 tầng theo nội dung giao tiếp như sau:

a. Tầm nhìn, sứ mệnh:

Là tầng nội dung quan trọng nhất, định hình hình ảnh và cách thức hoạt động mang lại giá trị của tổ chức

b. Chính sách, nội quy hoạt động:

Là khung nội dung được ban hành như một thước đo quy chiếu cho nhân viên thực hiện trách nhiệm của mình

c. Quy trình và công việc:

Dù bộ máy tổ chức của bạn hoạt động theo mô hình phòng ban, dự án hay luồng quy trình thì tầng giao tiếp này vẫn giống nhau: diễn ra xung quanh nhiệm vụ, công việc hàng ngày của các thành viên trong tổ chức

d. Giao tiếp thường nhật:

Là tầng nội dung giao tiếp cuối cùng, với ý nghĩa và luồng thông tin đơn giản, xoay quanh tất cả các hoạt động trao đổi thông tin của nhân viên.

3. Solving problem – Chia sẻ trách nhiệm giải quyết khó khăn

Cũng giống hình thức Approach to power, hình thức quản trị Solving problem cho phép nhân viên được thể hiện bản thân và cất lên tiếng nói. Hình thức này tạo mối liên kết và ràng buộc về trách nhiệm với toàn bộ thành viên trong tổ chức. Mọi người ai cũng có quyền chia sẻ ý kiến, ý tưởng của riêng mình và cùng nhau chọn giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề.

quan-tri-hien-dai

Bên cạnh đó, thời gian giải quyết khó khăn cũng sẽ được rút ngắn bởi khi tất cả mọi người cùng suy nghĩ về một vấn đề, những ý tưởng sẽ xuất hiện không ngừng và việc tìm kiếm một ý tưởng tốt sẽ nhanh hơn nhiều so với việc chỉ có các cấp lãnh đạo ngồi bàn bạc cùng nhau.

4. Resources distribution – Phân bổ tài nguyên

Cùng nhìn lại một chút về hình thức quản lý tài nguyên trong hệ thống quản trị cũ. Với hệ thống cũ, mọi quyết định trong việc sử dụng tài nguyên tập trung vào tay những cá nhân quan trọng trong công ty. Cấp trên sẽ chỉ cho sử dụng tài nguyên nếu họ nghĩ rằng tài nguyên này là cần thiết cho công việc. Không những vậy, việc phê duyệt sử dụng tài nguyên còn rất mất thời gian và gây ra không ít rắc rối cho toàn bộ tổ chức.

5. Performance and feedback – Phản hồi về công việc

Theo chuyên gia nhân sự Christopher D.Lee, nhà quản lý nên sớm đưa ra ý kiến phản hồi sau khi nắm được thông tin về tiến độ và tình hình công việc của nhân viên. Điều này sẽ đảm bảo nhà quản lý và nhân viên thống nhất về kỳ vọng và tiêu chuẩn công việc. Đồng thời, phản hồi sớm còn giúp những sai sót được phát hiện và xử lý kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của Vinaseco về quản trị hiện đại . Chúng tôi mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.