8 loại giá trị vô hình trong nền kinh tế số

8 loại giá trị vô hình trong nền kinh tế số

Nền kinh tế số luôn tồn tại những giá trị vô hình. Vậy bạn đã biết hay đã nghe đến những loại giá trị này hay chưa? Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu ngay nhé!

Ở bài viết này, Vinaseco sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về giá trị vô hình trong nền kinh tế số, bạn sẽ hiểu và nắm được những vấn đề then chốt mà doanh nghiệp của mình cần có để phát triển vững mạnh!

1. Cỗ máy sao chép kỹ thuật số khổng lồ

Internet là một cỗ máy copy. Về bản chất, internet sao chép mọi hành động, mọi ký tự mọi ý nghĩ mà con người tạo ra khi chúng ta lướt web. Để gửi một tin nhắn qua internet, các giao thức hiện tại đều buộc phải copy tin nhắn ấy vài lần trên đường đi. Các công ty công nghệ kiếm bộn tiền nhờ việc bán các thiết bị cho phép quá trình copy không ngừng nghỉ này diễn ra. Mỗi bit dữ liệu từng được tạo ra trên bất cứ máy tính nào cũng sẽ được sao chép vào đâu đó. Nền kinh tế trong thời kỹ thuật số thực chất là một đại dương các bản copy.

Chúng ta có thể thấy bằng chứng của việc này trên thực tế. Bất cứ thứ gì có thể sao chép, nếu tiếp xúc với internet, chắc chắn sẽ bị sao chép, và các bản sao sẽ không bao giờ biến mất. Ngay cả một con bò cũng biết rằng những thứ được cho lên internet sẽ tồn tại mãi mãi.

Vậy cái gì không thể bị sao chép kỹ thuật số?

Có rất nhiều tính chất không thể copy. Sự tin tưởng chẳng hạn, niềm tin không thể bị copy. Bạn không thể mua nó. Niềm tin phải được xây dựng từ từ theo thời gian. Bạn không download nó được. Bạn không thể làm giả nó được (ít nhất về dài hạn). Trong hai đối tác giống nhau, bạn sẽ luôn chọn làm việc với người bạn thấy tin tưởng hơn. Vậy sự tin tưởng là một tài sản vô hình có giá trị ngày càng tăng trong một thế giới ngập tràn bản copy.

Có một số tính chất khác giống với niềm tin: chúng khó copy, và vì thế, trở nên vô giá trong thời đại số hóa. Cách tốt nhất để tìm hiểu chúng là rời khỏi vị trí nhà sản xuất mà đứng vào vị trí người dùng. Tại sao chúng ta phải trả tiền cho một thứ miễn phí? Khi mua một sản phẩm đáng ra miễn phí, chúng ta thực ra đang mua cái gì?

2. Tính Tức Thời (Immediacy) trong nền kinh tế số

Sớm hay muộn bạn cũng sẽ tìm được bản free của bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhưng sở hữu nó ngay khi nó được công bố hoặc thậm chí vừa được sản xuất ra và được chuyển thẳng tới hộp thư của bạn thì đó là một giá trị gia tăng đặc biệt.

Nhiều người đến rạp ngay đêm công chiếu, mua vé rất đắt để xem một bộ phim mà cuối cùng có thể xem free hoặc gần như free thông qua download/ thuê mượn. Sách bản đẹp (hardcover) đắt tiền vì bạn có thể mua nó sớm hơn bản thường (paperback)*. Cùng một sản phẩm nhưng những người muốn mua đầu tiên phải trả giá cao hơn. Immediacy là một tính chất có thể bán được; nó gồm nhiều bậc (level), bao gồm cả việc được dùng bản beta.

Bản beta thường kém giá trị vì nó chưa hoàn thiện, nhưng bản beta cũng sở hữu giá trị gia tăng có thể bán được. Lưu ý rằng tính tức thời có giá trị tương đối, nó phải khớp với sản phẩm và khán giả. Độ tức thời của blog khác với phim ảnh hay ô tô. Nhưng ta có thể tìm thấy chúng trong mọi sản phẩm.

3. Độ Nguyên Bản (Authenticity) trong nền kinh tế số

Bạn có thể kiếm được phần mềm và cả key miễn phí, nhưng ngay cả khi bạn không cần hướng dẫn sử dụng, bạn cũng cần biết chắc nó không bị lỗi, chạy ổn định và được bảo hành. Bạn trả tiền để được dùng hàng thật (authentic).

Trên mạng có rất nhiều bản thu các buổi diễn ngẫu hứng của Greatful Dead, nhưng mua bản chính thức từ ban nhạc sẽ đảm bảo bạn mua đúng bản hay; hoặc thậm chí mua được bản thu thực sự của band chứ không phải cover làm giả. Từ lâu nghệ sĩ đã phải đối diện vấn đề này. Sản phẩm thị giác (ví dụ ảnh chụp) thường đi kèm với dấu hiệu chứng thực của nghệ sĩ, chữ ký chẳng hạn, để tăng giá trị của sản phẩm đó. Watermark và các công nghệ đánh dấu tương tự không có ý nghĩa bảo vệ tác quyền nhưng đem lại giá trị gia tăng của một sản phẩm chính hãng đối với những người quan tâm.

4. Tính Hữu Hình Của Trải Nghiệm (Embodiment)

Về bản chất, một sản phẩm digital không thể cầm nắm được. Bạn có thể kiếm một bản sao free và chiếu lên màn hình. Nhưng xem ở độ phân giải cao trên màn hình cực lớn hoặc 3D chắc sẽ thích hơn. Đọc sách PDF cũng được thôi, nhưng vẫn những chữ ấy in trên giấy xốp trắng tinh và đóng bìa da thì tuyệt hơn nhiều. Chơi game một mình thì không thích bằng ngồi cùng một phòng chơi với 35 người khác.

Có vô vàn ý tưởng giúp biến sản phẩm vô hình thành hữu hình. Ngày nay chúng ta tới rạp vì muốn xem hình ảnh phân giải cao. Trong tương lai có thể bạn sẽ đạt chất lượng hình ảnh như vậy với TV tại nhà, nhưng công nghệ mới sẽ luôn luôn xuất hiện, một công nghệ trình chiếu tuyệt vời mà người tiêu dùng phổ thông không thể tiếp cận.

Và không ví dụ trực quan nào cụ thể bằng một buổi chơi nhạc sống do nghệ sĩ bằng xương bằng thịt biểu diễn. Nhạc thì miễn phí, nhưng vé xem show luôn đắt. Công thức này nhanh chóng trở nên phổ biến không chỉ với ca sĩ mà còn với nhà văn. Sách có thể miễn phí, nhưng nghe tác giả nói chuyện trực tiếp thì đắt.

5. Sự Ủng Hộ Của Khách Hàng (Patronage)

Tôi thật sự tin rằng khán giả muốn trả tiền cho người sáng tạo. Fan muốn trả tiền cho nghệ sĩ, ca sĩ, nhà văn… vì nó thể hiện sự trân trọng và cho phép hai bên kết nối với nhau. Nhưng họ chỉ trả tiền nếu thủ tục thanh toán thuận lợi, giá sản phẩm phải chăng, và họ biết chắc rằng số tiền ấy sẽ đi thẳng đến tay creator. Thử nghiệm của Radio Head cho thấy sức mạnh của patronage: họ cho phép fan tải nhạc và tự trả một mức giá tùy thích. Mối liên hệ vô hình giữa fan và nghệ sĩ có thể quy ra tiền. Trong trường hợp Radio Head, nó đáng giá $5/download. Còn rất nhiều ví dụ khác cho thấy fan trả tiền đơn giản chỉ vì họ thích thế.

6. Khả Năng Khách Hàng Mới Tìm Được Sản Phẩm (Findability)

Nững tính chất ở trên nằm bên trong sản phẩm sáng tạo, còn findability nằm ở tầm cao hơn. Sản phẩm có giá 0 đồng không có tác dụng lôi kéo sự chú ý, có khi còn cản trở nó nữa. Nhưng dù có giá bao nhiêu, một sản phẩm chỉ có giá trị khi nó được mọi người biết đến. Một sản phẩm không ai biết nó tồn tại là một sản phẩm vô giá trị.

7. Cá thể hóa (Personalization) trong nền kinh tế số

Bản thu âm đại trà của một buổi hòa nhạc có thể free, nhưng nếu bạn muốn mua một bản được tinh chỉnh đặc biệt để nghe riêng cho dàn âm thanh tại nhà, sao cho chất lượng như thể ban nhạc đang chơi ngay trước mặt – bạn sẽ phải trả rất nhiều tiền. Một cuốn sách free có thể được nhà xuất bản biên tập riêng để phù hợp với bạn, ví dụ như thêm chú thích dựa vào phông kiến thức của bạn. Bộ phim có thể được kiểm duyệt cho phù hợp với rating bạn cần (ví dụ không có cảnh bạo lực nhưng văng tục thì ok). Aspirin miễn phí, nhưng aspirin tinh chỉnh theo ADN của bạn lại rất đắt.

Việc cá thể hóa bắt buộc người mua/ fan và nhà sản xuất/ creator phải trao đổi liên tục với nhau. Đây là giá trị gia tăng cực lớn bởi vì nó cần làm đi làm lại nhiều lần và tốn thời gian. Bạn không thể copy tính chất này vì nó dựa trên quan hệ giữa người với người.

8. Diễn giải (Interpretation)

Phần mềm miễn phí nhưng muốn hỗ trợ kỹ thuật bạn phải trả tiền. Bộ code, vì chỉ là các bit dữ liệu, nên free; nhưng bạn chỉ dùng được nó nếu có hỗ trợ kỹ thuật. Tôi nghĩ công nghệ gene sẽ đi theo hướng này. Hiện tại xét nghiệm ADN rất đắt tiền, nhưng về lâu dài nó sẽ trở nên miễn phí. Các hãng dược sẽ trả tiền để bạn xét nghiệm gene, nhưng việc diễn giải ý nghĩa của nó, cách dùng nó ra sao – tức là hướng dẫn sử dụng cho bộ gene của bạn – sẽ có giá trị rất cao.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.