Mục lục
Lương 3P là gì? Cách triển khai hệ thống lương 3P
Trên thế giới có nhiều cách tính lương nhân viên. Trong đó, hệ thống lương 3P được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi nhất. Mục tiêu của 3P là hướng tới sự công bằng trong trả lương, qua đó đảm bảo khả năng thu hút, giữ chân và tạo động lực cho người lao động. Đó là lý do tại sao mà bạn nên áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
1. Lương 3P là gì?
Hệ thống lương 3P là phương pháp tính toán tiền lương dựa theo 3 yếu tố cơ bản:
– P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc.
– P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc.
– P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc.
Sự kết hợp đồng thời 3 yếu tố này hướng tới mục đích doanh nghiệp trả lương cho nhân viên đúng với khả năng và giá trị họ mang lại chứ không phiến diện và có phần quan liêu như cách tính lương truyền thống ở nhiều cơ quan, tổ chức là quá chú trọng đến bằng cấp hoặc thâm niên.
2. Ưu điểm của hệ thống lương 3P
Đảm bảo công bằng nội bộ
Việc trả lương theo hình thức này giải thích cho các thắc mắc của NLĐ rằng “tại sao mức lương của các vị trí và các nhân viên trong cùng DN lại không giống nhau?”. Qua đây, NLĐ cũng sẽ hiểu rõ “làm thế nào để được hưởng lương cao và thu nhập tốt hơn?”, từ đó, họ có thể phấn đấu, cạnh tranh để đạt được chỉ tiêu đề ra của chính mình và của cả công ty; hoàn thành công việc được giao, đem lại hiệu quả cho công việc.
Đảm bảo công bằng bên ngoài
Việc khảo sát thị trường để xác định mức lương thị trường đang trả cho các vị trí, theo từng quy mô DN giúp DN xác định mức lương phù hợp với nhu cầu thực tế, từ đó có thể thu hút nhân tài thông qua chính sách lương “hấp dẫn” của mình; đảm bảo mức lương đưa ra là phù hợp và không làm ảnh hưởng đến mức lương chung ngoài thị trường.
Tạo động lực phát triển doanh nghiệp
Việc áp dụng hình thức trả lương 3P khuyến khích NLĐ quan tâm nhiều hơn đến kết quả công việc sau cùng; từ đó, họ sẽ có nhiều đóng góp để hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế thấp nhất rủi ro nhằm mang lại hiệu suất làm việc cao nhất, hiệu quả nhất giúp DN phát triển nhất. Khi đó, DN sẽ chi ra khoản lương phù hợp với tình hình kinh doanh của DN và mức độ cống hiến của từng nhân viên cho từng vị trí công việc vào từng thời điểm.
3. Cách xây dựng hệ thống lương 3P
Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, hệ thống chức năng, chức danh
– Làm rõ chiến lược kinh doanh hoặc định hướng chiến lược
– Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức trên cơ sở chuỗi giá trị của doanh nghiệp
– Chuẩn hóa hệ thống chức danh và mô tả công việc trên cơ sở phân bổ các chức năng của doanh nghiệp
Xây dựng khung năng lực va đánh giá năng lực cá nhân
– Thiết kế từ điển năng lực
– Xây dựng khung năng lực cho các vị trí
– Đánh giá năng lực cá nhân theo khung năng lực của vị trí
Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc (KPI)
– Xây dựng bản đồ chiến lược
– Thiết lập BSC công ty
– Xây dựng KPI các bộ phận
– Xác định KPI cho các vị trí chủ chốt
– Xây dựng quy chế đánh giá kết quả
Thiết lập hệ thống khung, bậc lương
– Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị công việc
– Đánh giá giá trị công việc
– Thiết kế hệ thống khung, bậc lương
– Phác thảo quy chế lương
Triển khai áp dụng hệ thống lương
– Xếp bậc lương cho các cá nhân
– Lập bảng tính minh họa cho sử dụng quỹ lương và quy chế lương
– Hoàn thiện quy chế lương
– Lập phương án chuyển đổi sang hệ thống mới (nếu cần thiết)
– Đưa hệ thống, chính sách lương mới thiết kế lên phần mềm
– Thực hiện tính thử, đánh giá và điều chỉnh
Điều kiện xây dựng và áp dụng thành công
– Doanh nghiệp có chiến lược hoặc định hướng chiến lược rõ ràng
– Ban Giám đốc quyết tâm, đặt rõ mục tiêu cho sự thay đổi, dành thời gian tham gia dự án và ra quyết định ở những thời điểm cần thiết
– Tổ công tác hiểu biết và tâm huyết với dự án
– Các trưởng bộ phận tham gia tích cực và có trách nhiệm
– Tư vấn giàu kinh nghiệm triển khai dự án lương 3P, có kinh nghiệm dẫn dắt sự thay đổi có kỹ năng dẫn dắt thảo luận tốt và quản lý dự án chặt chẽ
Trả lương sao cho vừa thỏa mãn sự mong đợi của nhân viên nhưng lại không làm gia tăng chi phí và thúc đẩy sự phát triển là một bài toán không đơn giản. Vì vậy, hệ thống trả lương 3P phải được áp dụng đúng chỗ, đúng lúc và đúng bối cảnh. Hệ thống lương 3P được thiết kế để dung hòa quyền lợi giữa nhân viên và lợi ích của doanh nghiệp.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
13.369 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
1.776 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
72 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
30 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
4 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
2 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
6.125 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
2 Comments