Mục lục
- 8 nguyên tắc đặt mật khẩu vừa dễ nhớ vừa an toàn
- 1. Hãy đặt mật khẩu có ít nhất là 8 ký tự
- 2. Hãy giữ mật khẩu cho riêng mình
- 3. Sử dụng một trình quản lý mật khẩu
- 4. Hãy bỏ qua những ký tự đặc biệt đi
- 5. Đừng sử dụng phần gợi ý mật khẩu
- 6. Dừng việc sử dụng những câu hỏi cá nhân để đổi lại mật khẩu
- 7. Tránh những ký tự lặp lại tuần tự
- 8. Đừng đặt mật khẩu bằng chính tên của dịch vụ mà bạn đang sử dụng.
8 nguyên tắc đặt mật khẩu vừa dễ nhớ vừa an toàn
Nguyên tắc đặt mật khẩu tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Vinaseco xin giới thiệu đến bạn đọc 8 nguyên tắc đặt mật khẩu nên nằm lòng.
1. Hãy đặt mật khẩu có ít nhất là 8 ký tự
Chỉ đơn giản vì mật khẩu quá ngắn sẽ dễ dàng bị tìm ra. Bạn đã bao giờ bị từ chối vì đặt mật khẩu quá dài hay chưa? Đúng vậy, đây chính là một vấn đề đôi lúc vẫn xảy ra và các nhà nghiên cứu ở NIST muốn thay đổi nó. Họ cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ nên cho phép đặt mật khẩu lên tới 64 ký tự, và người dùng nên tận dụng lợi thế này và đặt mật khẩu dài hơn để bảo vệ tài khoản của mình.
2. Hãy giữ mật khẩu cho riêng mình
Đừng chia sẽ mật khẩu của mình một cách quá dễ dàng, chỉ đơn giản như vậy là bạn có thể tránh được những vụ vi phạm tài khoản, những thông báo lạ. Nếu cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ xảy ra trong tài khoản của bạn, hãy lập tức thay đổi mật khẩu!
3. Sử dụng một trình quản lý mật khẩu
Những trình quản lý mật khẩu, như LastPass, cho phép bạn có những mật khẩu mạnh mẽ và độc nhất cho mỗi tài khoản riêng biệt.
4. Hãy bỏ qua những ký tự đặc biệt đi
Nó không có ích đến mức đó đâu. Những ký tự như: @, $ và & vẫn thường được khuyên dùng trong mật khẩu, nhưng bạn không cần chúng nữa. Chúng chỉ làm mật khẩu của bạn trở nên khó nhớ hơn mà thôi, đồng thời cũng không làm mật khẩu của bạn mạnh lên.
5. Đừng sử dụng phần gợi ý mật khẩu
Gợi ý mật khẩu là một vấn đề lớn, bởi chúng cũng có thể giúp người lạ đoán được mật khẩu của bạn.
6. Dừng việc sử dụng những câu hỏi cá nhân để đổi lại mật khẩu
Những câu trả lời cho câu hỏi dạng như “tên thú cưng đầu tiên của bạn là gì?” đôi khi cũng làm bạn không nhớ nổi, và giờ đây đã có nhiều cách khác để đặt lại mật khẩu.
7. Tránh những ký tự lặp lại tuần tự
Nghĩa là kiểu mật khẩu “12345678” hay “aaaaaaaaaa” cần phải được loại bỏ. Việc lặp lại sẽ khiến người xung quanh bạn có thể theo dõi thao tác của bạn.
8. Đừng đặt mật khẩu bằng chính tên của dịch vụ mà bạn đang sử dụng.
Nếu bạn đang đặt mật khẩu cho Gmail của mình là “AlexGmail” thì bạn đã làm sai rồi. Đừng sử dụng tên của mình, hay tên của dịch vụ mình đang sử dụng, hay bất cứ thứ gì có nguồn gốc từ dịch vụ hay bản thân người sử dụng (chẳng hạn như ngày tháng năm sinh).
Hi vọng rằng, bài viết với 08 gợi ý trên sẽ giúp bạn tạo được mật khẩu vừa mạnh lại vừa dễ nhớ.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
13.317 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
1.776 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
72 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
30 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
3 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
2 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
5.918 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
2 Comments