Mục lục
Case Study là gì? Những bí mật về Case Study cần biết
“Case Study” hiện nay được rất nhiều người tìm kiếm. Đây là thuật ngữ mà chúng ta được nghe rất nhiều. Tuy nhiên, ít ai có thể hiểu bản chất của nó là gì. Vậy Case Study là gì? Hãy cũng Vinaseco đi tìm hiểu về chúng nhé!
Case Study là gì?
Case study là một thuật ngữ được nhắc đến trong thực tế. Đây là phương pháp nghiên cứu tình huống hay sự việc thực tế. Phương pháp này sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích tình huống có thật. Nó được đưa vào dùng tại các trường trên khắp thế giới, giúp cho việc tiếp thu kiến thức trở nên hiệu quả và nhanh hơn.
Case Study dùng để làm gì?
Case Study là phương pháp nghiên cứu học tập hiệu quả. Tại đây, người học sẽ được tìm hiểu, ghi nhớ kiến thức hiệu quả Đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế, học tập qua tình huống thực tế giúp người học hoàn thiện kỹ năng phân tích và những kĩ năng khác của người quản lí. Case Study hiện tại còn được sử dụng trong quá trình tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia và những chứng chỉ quốc tế như ACCA hay CFA. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua các câu chuyện thành công. Trong B2B marketing, khách hàng đánh giá cao các câu chuyện thành công mà doanh nghiệp đã làm cho những khách hàng khác, và sẵn sàng thể hiện sự quan tâm và tương tác với những doanh nghiệp nào đưa ra được câu chuyện hấp dẫn về việc khách hàng đã thành công như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Ưu điểm của Case Study
Case Study mang rất nhiều ưu điểm vượt trội. Với Case Study, ưu điểm lớn nhất là tính thực tiễn trong khi học tại trường được nâng cao một cách tối đa. Giúp cho người học chủ động, sáng tạo và đặc biệt là sự hứng thú trong môn học, ngành học. Giúp cho kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng khác được nâng cao. Giảng viên cũng thu được rất nhiều kinh nghiệm và cách giải quyết khác nhau của vấn đề từ sinh viên. Các tình huống, vấn đề sát với lý thuyết sẽ có tính ứng dụng rất cao.
Cách viết Case Study hiệu quả
Tìm kiếm đối tượng mà Case Study hướng tới
Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất. Bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
– Thứ nhất, Những loại dự án nào bạn muốn làm nhiều hơn? Bạn muốn làm việc với kiểu khách hàng nào?
– Thứ hai, mối quan hệ làm việc của bạn như thế nào? Khách hàng có hài lòng không?
– Thứ ba, khách hàng đó dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhiều bao nhiêu?
– Thứ tư, họ có nhận được trải nghiệm tích cực hay có một câu chuyện đáng nhớ không?
– Cuối cùng, trước đây họ có từng dùng sản phẩm của đối thủ rồi mới tìm đến bạn không?
Cần sự đồng ý của khách hàng trước khi viết Case Study về họ
Đây là điều tối thiểu bạn cần biết. Nếu bạn muốn dùng câu chuyện của khách hàng, bạn cần phải hỏi ý kiến của họ và được họ đồng ý. Sau khi khách hàng đồng ý tham gia, bạn nên tiến hành lập bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để định hình câu chuyện trong tình huống thực tế bạn viết.
Định dạng câu hỏi phỏng vấn cho Case Study
Đây là bước sau khi khách hàng điền xong bảng câu hỏi sơ bộ. Tiếp đến bạn sẽ lựa chọn và liệt kê những câu hỏi phỏng vấn.
Tiếp cận khách hàng và đặt lịch phỏng vấn
Bạn cần hiểu rõ về khách hàng của mình.Hãy gợi ý để họ nhận ra vấn đề họ đang gặp phải. Sau đó hẹn lịch phỏng vấn để thu thập thông tin về khách hàng.
Quảng bá cho Case Study
Việc cần làm của bạn là truyền thông cho nhiều người biết:
– Xây dựng một trang web quản lý tất cả case study và testimonial.
– Thêm case study và email campaign
– Tạo chiến dịch trên mạng xã hội
Cách xử lý một Case Study Marketing chuyên nghiệp
Bước 1: Overall understanding
Đầu tiên, phải có cái nhìn tổng quan về vấn đề, mục tiêu thương hiệu đang nhắc tới. Định vị thương hiệu, nhận diện thương hiệu, tổng quan về ngành hàng,… Sau đó, tìm hiểu qua về khách hàng, người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Consumer understanding
Xác định đối tượng truyền thông tức là mô tả chân dung khách hàng. Ví dụ nghiên cứu về nhân khẩu học, tâm lý học, thói quen, hành vi,… Sau đó là tìm hiểu về insight khách hàng.
Bước 3: Big idea và Key messenger
Một big idea được hình thành để định hướng cho toàn bộ hoạt động triển khai, để nhất quán theo một chủ đề. Cùng với đó, là kèm theo một key messenger xuyên suốt chiến dịch để đối tượng hiểu mình muốn truyền đạt cái gì.
Bước 4: Execution & KPIs
Để kết nối đối tượng truyền thông với thông điệp cần trải qua 3 bước cơ bản:
– Giới thiệu thông điệp, tạo ra sự quan tâm của đối tượng truyền thông
– Họ sẽ tham gia vào quá trình trải nghiệm, tạo dựng lòng tin và kết nối với thông điệp
– Từ đó, thông điệp mới được lan tỏa và đẩy lên cao trào
Nghiên cứu và xem xét tất cả các chỉ số truyền thông có thể để có những phản ứng kịp thời
Bước 5: Kết luận về Case Study
Từ những chia sẻ trên của Vinaseco, chắc hẳn quý vị và các bạn đã hiểu rõ về Case Study. Từ đó, hiểu hơn về ứng dụng này và áp dụng thật tốt. Nếu có thắc mắc gì, xin hãy liên hệ với công ty Vinaseco chúng tôi để được giải đáp.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
15.003 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.309 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
81 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
38 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
5 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
3 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
12.816 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
10 Comments