Mục lục
- Chuyển đổi số là gì? Xu hướng digital transformation năm 2021
- Chuyển đổi số là gì?
- Sự khác nhau giữa chuyển đổi số và Số hóa
- Tại sao thời điểm 2021 lại là thời điểm quan trọng của chuyển đổi số
- Làm sao để chuyển đổi số trong doanh nghiệp?
- Thứ nhất, xác định mục tiêu của Chuyển đổi số
- Thứ hai, đưa ra các chiến lược cho Chuyển đổi số
- Thứ ba, xác định sự cần thiết của việc sử dụng các công nghê hỗ trợ
- Thứ tư, các lãnh đạo cần phải có năng lực về công nghệ
- Thứ năm, đào tạo các nhân viên và tích hợp nền văn hóa kỹ thuật số xuyên suốt trong tổ chức
Chuyển đổi số là gì? Xu hướng digital transformation năm 2021
Chuyển đổi số là rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu trong thời buổi công nghệ số hiện nay. Vậy thì chuyển đổi số là gì và xu hướng của lĩnh vực này trong năm 2021 diễn ra như thế nào? Hãy cùng Vinaseco đi tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là quy trình tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào các khía cạnh của doanh nghiệp. Mục đích để có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường và sự thay đổi của doanh nghiệp.
Các giải pháp kỹ thuật số làm đòn bẩy tạo ra các loại hình đổi mới và sáng tạo mới. Thay vì chỉ đơn giản là tăng cường và hỗ trợ các phương pháp truyền thống.
Sự phát triển trong kinh doanh kỹ thuật số ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp cá nhân. Hơn nữa là toàn bộ các phân khúc của xã hội. Chẳng hạn như chính phủ, truyền thông đại chúng , nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe, và khoa học.
Sự khác nhau giữa chuyển đổi số và Số hóa
Hai thuật ngữ này giống nhau ở việc áp dụng công nghệ vào phát triển các quy trình của doanh nghiệp. Công nghệ được áp dụng có thể đơn giản như việc đăng tải các file vào mạng nội bộ của công ty. Bên cạnh đó hoặc phức tạp hơn như là Máy học hoặc Phân tích Big Data.
Tuy nhiên, Chuyển đổi số và Số hóa vẫn còn khác nhau ở các yếu tố như nhân tố con người, giá trị bền vững.
Nhân tố con người
Đối với chuyển đổi số, cả quy trình hoạt động và tất cả các nhân viên trong công ty đều cần phải được cải tiến. Như vậy để trở nên linh hoạt hơn và am hiểu hơn về công nghệ. Trên thực tế: 4 trên 5 nhân tố giúp các doanh nghiệp có thể Chuyển đổi số thành công. Điều đó nằm ở các yếu tố con người. Đó là khả năng lãnh đạo, khả năng xây dựng, tạo động lực cho nhân viên, giao tiếp. Cuối cùng là cải thiện các công nghệ trong công cụ.
Giá trị bền vững
Chuyển đổi số chính là các nỗ lực mà cần phải được lên kế hoạch kỹ càng. Hơn nữa tốn nhiều thời gian để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Không giống như Chuyển đổi hóa, Chuyển đổi số không yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào việc vận hành hay bắt buộc phải có kết quá ngay lập tức. Chính vì vậy nên quy trình Chuyển đổi số sẽ bao gồm nhiều dự án Chuyển đổi hóa. Thêm vào đó, tính bền vững của Chuyển đổi số có thể được diễn ra ở nhiều nhân tố khác nhau. Đó như là sự tích hợp, và sự củng cố của các công nghệ. Hay là các tư duy phát triển hướng đến khách hàng.
Nếu sử dụng dữ liệu số và số hóa được xem là bước đầu tiên và bước thứ hai. Số hóa chính là bước thứ 3 để giúp doanh nghiệp có thể bứt phá trong thời đại thương mại 4.0.
Số hóa
Định nghĩa: Số hóa là tận dụng các dữ liệu được số hóa để cải tiến các quy trình của doanh nghiệp.
Ví dụ: Việc mua bán hàng hóa chuyển từ mua bán trực tiếp sang giao dịch qua mạng. Hơn nữa đi kèm với các dịch vụ vận chuyển
Quy trình: Quy trình tự động một nửa
Chuyển đổi số
Định nghĩa: Áp dụng một chuỗi các thay đổi trong công nghệ và con người và việc tái cấu trúc lại mô hình của doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến những cơ hội mới và giá trị mới.
Ví dụ: Với máy học và các công nghệ Big Data, Netflix có thể gợi ý nhũng loại phim dựa vào lịch sử xem phim. Từ đó để cải thiện các trải nghiệm của khách hàng.
Quy trình: Quy trình hoàn toàn tự động
Tại sao thời điểm 2021 lại là thời điểm quan trọng của chuyển đổi số
Thứ nhất, những kỳ vọng khách hàng thay đổi nhanh chóng
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thay đổi kỳ vọng của khách hàng nên. Chúng ta cần đặt ra 1 câu hỏi: “Bạn hay doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng sự thay đổi đó? Hãy tập trung mạnh mẽ vào việc thúc đẩy cá nhân hóa. Như vậy để hiểu được những kỳ vọng thay đổi nhanh chóng của khách hàng. Việc thay đổi bằng các công cụ Digital tuyệt vời luôn có sẵn ngày nay.
Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt
Khi công nghệ Số hóa như máy tính cá nhân, internet, thiết bị di động, kênh xã hội và các tiến bộ gần đây trong AI chính là các cải tiến công nghệ quan trọng mà khiến cho những doanh nghiệp chậm chân phải thất bại.
Sự cạnh tranh đang ngày càng tăng cao và Chuyển đổi số chính là công cụ giúp các công ty không bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, 70% các dự án Chuyển đổi số đều thất bại. Khảo sát dưới đây từ Harvard cho thấy chỉ có 23% các công ty không phụ thuộc vào các sản phẩm hay các hoạt động công nghệ.
Cuối cùng, đó chính là yếu tố Covid
Dịch Covid đã đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ Digital tự động. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào sự chuyển đổi số vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Làm sao để chuyển đổi số trong doanh nghiệp?
Để chuyển đổi số được trong doanh nghiệp, các nhà quản lý cần chú ý:
Thứ nhất, xác định mục tiêu của Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp cần phải xác định mức độ Số hóa của bản thân. Cố gắng tự điều chỉnh trạng thái hiện tại và các mục tiêu kỹ thuật dài hạn cho chính họ. Các tổ chức khác nhau về nhu cầu, khác biệt tương đối về các mục tiêu chuyển đổi mà họ nhắm đến. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu Chuyển đổi số cụ thể vẫn là một bước quan trọng. Như vậy mới có thể hướng tới sức mạnh tổng hợp của tổ chức.
Thứ hai, đưa ra các chiến lược cho Chuyển đổi số
Đây là bước quan trọng sau khi đã xác định mục tiêu. Các doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế hoạch khả thi, phù hợp với trạng thái hiện tại của tổ chức. Công việc này sẽ bao gồm việc chọn ra các khu vực cần cải thiện. Sau đó bắt đầu tích hợp các hệ thống kỹ thuật số vào những khu vực này.
Mục tiêu của tổ chức cần phải là một quy trình theo từng bước. Các doanh nghiệp có thể dẫn đến thất bại nếu như cố gắng hoàn thành một bước nào một cách vội vàng.
Thứ ba, xác định sự cần thiết của việc sử dụng các công nghê hỗ trợ
Các công nghệ hỗ trợ như IoT, phân tích, bộ nhớ Cloud, VR và AI giúp doanh nghiệp có thể Chuyển đổi số thành công. Để biết được công nghệ hỗ trợ nào sẽ phù hợp với tổ chức, thì các doanh nghiệp cần phải có các hoạt động nghiên cứu. Cần nghiên cứu từng công cụ để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Thứ tư, các lãnh đạo cần phải có năng lực về công nghệ
Nếu như không có sự hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo, thì khó có dự án nào có thể mang lại thành công. Để có thể Chuyển đổi số thành công thì các doanh nghiệp nên có một CIO. Họ phải được hỗ trợ với một đội ngũ các nhà lãnh đạo, cũng như xem việc Chuyển đổi số là mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp.
Thứ năm, đào tạo các nhân viên và tích hợp nền văn hóa kỹ thuật số xuyên suốt trong tổ chức
Doanh nghiệp có thể phổ cập được các kiến thức và nền văn hóa kỹ thuật số đến tất cả các phòng ban. Như vậy doanh nghiệp và nhân viên sẽ hoạt động ổn định hơn. Nếu như không có sự thay đổi về mặt văn hóa. Các công ty sẽ bỏ lỡ các cuộc cách mạng về công nghệ tiếp theo. Sau đó phải cần tốn nhiều nỗ lực mạnh mẽ để bắt kịp lại các xu hướng này. Vậy thì: “ Doanh nghiệp phải thay đổi văn hóa như thế nào để có thể Chuyển đổi số thành công?”. Dưới đây là 3 thay đổi đặc biệt lớn đối với các công ty khi họ đã đạt được mục tiêu trong quá trình chuyển đổi:
– Nhanh chóng phản hồi với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Điều này nhờ vào khả năng kết nối và phản ứng tốt hơn của doanh nghiệp giữa các phòng ban.
– Nhân viên được khuyến khích tự giải quyết các vấn đề
– Các nhân viên sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và chấp học hỏi các kinh nghiệm từ những lần thất bại
Trên đây là chia sẻ của Vinaseco về khái niệm chuyển đổi số là gì và xu hướng digital transformation năm 2021. Hiện nay digital transformation là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về xu hướng chuyển đổi số hiện nay.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
13.363 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
1.776 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
72 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
30 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
3 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
2 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
6.100 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
2 Comments