Mục lục
5 bước trong quy trình chuyển đổi số
Hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành xu hướng của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Nó đóng vai trò quan trong trong kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn còn là khó khăn với doanh nghiệp khi chưa quy trình phát triển hợp lý. Để nắm rõ hơn, chúng tôi xin được giải đáp về khái niệm chuyển đổi số. Đồng thời, nêu ra 5 bước trong quy trình chuyển đổi số.
1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là quá trình tổng thể, toàn diện của cá nhân về các mặt. Ví dụ như cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình bằng công nghệ số. Nhằm mục đích tạo nên giá trị mới, tăng năng suất công việc. Đồng thời, còn tạo ra doanh thu lớn trong kinh doanh và sản xuất. Tuy nhiên, chuyển đổi số không có khái niệm nhất định. Vì đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức có mô hình và phương thức quản lý khác nhau thì định nghĩa về chuyển đổi số cũng khác.
2. 5 bước trong quy trình chuyển đổi số
Đánh giá hiện trạng mong muốn của doanh nghiệp
Đầu tiên, nhà quản lý, lãnh đạo phải xác định được hiện trạng của doanh nghiệp. Song song với đó, cập nhật xu hướng của thị trường trong thời đại số. Từ đó, đưa ra những quyết định, hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp.
Trong quá trình tìm kiếm, nhà tuyển dụng cần phải trả lời được những câu hỏi quan trọng sau. đó là những nhu cầu hiện tại chưa được đáp ứng ở đâu? Nâng cấp hệ thống công nghệ sẽ đóng góp như thế nào vào mục tiêu phát triển của công ty? Đâu sẽ là công nghệ số phù hợp với doanh nghiệp? Khi giải đáp được các câu trên đồng nghĩa xác định được hướng đi riêng, đúng đắn cho doanh nghiệp.
Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp
Khi xác định được bức tranh tổng quát chung, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. Thông qua 2 yếu tố như sau:
Con người
Đây là yếu tố quan trọng nhất. Bởi trong cuộc chuyển đổi này, con người là người thực hiện. Còn máy móc thông minh chỉ là công cụ hỗ trợ. Nếu không thay đổi về mặt tư duy, nhận thức thì chuyển đổi số cũng không đạt được kết quả tốt. Hay nói cách khác, cuộc chuyển đổi dựa vào tầm nhận thức mỗi người từ lãnh đạo cho tới nhân viên.
Dữ liệu
Dữ liệu trong chuyển đổi số cũng là một nhân tố cần thiết. Vì nó chính là bàn đạp giúp doanh nghiệp chuyển đối số nhanh hơn. Bên cạnh đó, nhà điều hành cũng để ý dữ liệu của đối thủ. Từ đó, có một cái nhìn bao quát chung về doanh nghiệp trước thời kỳ chuyển đổi.
Rà soát quy trình để đưa ra thay đổi cần thiết và lựa chọn công nghệ phù hợp
Đây là giai đoạn doanh nghiệp nhìn nhận lại một lần nữa thực tế chuyển đổi số. Đồng thời, xác định được mình đã chuyển đổi số hay chưa? Còn các thiết bị nào cần sửa chữa’ lỗi thời không? Còn những thiếu sót trong quá trình vận hành. Sau đó, một lần nữa xã định hướng đi đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển. Xác định ở đây dựa trên đánh giá thực tế, có cơ sở. Chứ không phải dựa vào cảm quan đến từ cá nhân.
Tạo ra văn hóa phản hồi mở
Chuyển đổi số vốn cuộc cách mạng thay đổi toàn diện. Không chỉ riêng mỗi nhà chức trách mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Vậy nên, giao tiếp mở rất quan trọng. Việc trao đổi nhận xét, phản hồi của quản lý và nhân viên giúp có cái nhìn đa diện hơn. Nhà lãnh đạo có thể dựa trên những phản hồi trên để tối ưu hóa hiệu quả đào tạo. Có thể nói, thúc đẩy các cuộc thảo luận cởi mở, tinh thần cởi mở và cộng tác rất cần được khuyến khích phát huy.
Cam kết chuyển đổi số của ban lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp vốn được hình thành từ lâu đời. Cho nên, nó chính là điều khó khăn đối với lãnh đạo trong chuyển đổi số. Để toàn bộ nhân viên trong tổ chức hiểu rằng chuyển đổi số là hoạt động quan trọng, nhà lãnh đạo cần làm rõ rằng tầm quan trọng của ”số hóa”. Điều này cần phải được chứng minh thông qua các hành động, kế hoạch của công ty cũng như việc thành lập các nhóm chiến lược trong chuyển đổi số. Tất cả những điều đó báo hiệu cam kết của tổ chức trong vấn đề này.
Kết luận:
Chuyển đổi số là quá trình cần thời gian để thích nghi. Hiểu được 5 quy trình chuyển đổi số, hy vọng doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Đồng thời xây dựng được những kế hoạch cụ thể dựa trên thực tế. Ngoài ra, còn có sự quyết tâm trong quá trình triển khai chiến lược.
Hi vọng bài viết của chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc thông tin hữu ích về quy trình chuyển đổi. Chúc các bạn thành công.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
14.640 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.307 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
80 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
36 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
5 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
3 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
11.805 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
8 Comments