Mục lục
Bài học áp dụng chiến lược 4P trong Marketing khi ra sản phẩm mới
Mỗi thương hiệu khi ra mắt sản phẩm mới thường gặp khó khăn trong việc áp dụng chiến lược sao cho hiệu quả. Chiến lược 4P trong Marketing được coi là xu hướng hiện nay. Trong bài viết này Vinaseco sẽ chia sẻ về bài học áp dụng chiến lược 4P trong Marketing khi ra sản phẩm mới.
Đôi nét về chiến lược 4P trong marketing
4P trong Marketing là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product, Price, Place, Promotion. Chiến lược 4P được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu trong ra mắt sản phẩm mới.
1. Produce – Sản phẩm
Produce hay chính là sản phẩm. Sản phẩm là nền tảng đầu tiên trong chiến lược marketing của mọi hoạt động kinh doanh. Đây là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều sẽ thất bại.
2. Price – Giá
Price là giá bán của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Khi xác định giá bán, chủ doanh nghiệp xác định kỹ các khoản chi phí để hoàn thiện sản phẩm. Mức lãi thường có tỷ lệ 15 – 20% tổng giá trị sản phẩm.
3. Place – Phân phối
Place trong chiến lược 4P là các địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm. Nó được gọi là kênh phân phối. Có hai loại kênh phân phối phổ biến là: Phân phối trực tiếp và gián tiếp.
4. Promotions – Quảng cáo
Promotion có thể hiểu là truyền thông, tiếp thị. Đây là cách để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Các công cụ của Promotion như: quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện, tổ chức bán hàng,…
Ý nghĩa của chiến lược 4P Marketing
– Thúc đẩy nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm mới chất lượng
– Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín công ty trên thị trường
– Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng
– Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng
Với chiến lược 4P, các sản phẩm mới ra đời với chất lượng, tính năng tốt hơn cùng giá cả cạnh tranh. Điều này đã giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả nhất.
Cách ứng dụng Chiến lược 4P khi ra mắt sản phẩm mới
1. Chiến lược về sản phẩm
Hiểu rõ sản phẩm trên thị trường
Theo chiến lược 4P, doanh nghiệp cần xác đinh sản phẩm là sản phẩm. Đó là sản phẩm mới hay đã tồn tại trên thị trường? Nếu là sản phẩm mới cần thì có điểm gì độc đáo?
Doanh nghiệp cần nắm được ưu điểm của sản phẩm, làm nổi bật ưu điểm đó. Khi người dùng sử dụng sản phẩm này thì sẽ giúp ích gì được cho công việc, cuộc sống?
Xây dựng thương hiệu từ chất lượng sản phẩm
Thương hiệu được nhận biết từ chính đặc điểm, kiểu dáng, màu sắc, mùi vị của sản phẩm. Thiết kế thương hiệu mang cá tính riêng của sản phẩm.
Có nhiều cách đặt tên cho sản phẩm. Có thể đặt mỗi sản phẩm một tên gọi khác nhau. Hoặc tất cả các sản phẩm có chung một tên gọi. Hoặc đặt tên sản phẩm theo từng dòng sản phẩm (combo). Mỗi cách đặt tên có ưu, nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần tính toán chính xác để tránh rủi ro ít nhất về mặt thương hiệu và sản phẩm.
2. Chiến lược về giá
Giá thành phải phù hợp với giá trị mà sản phẩm đó đem đến cho khách hàng sử dụng. Sản phẩm chất lượng, tính năng ưu việt, mẫu mã đẹp thì giá thành sẽ phải cao hơn.
Giá là yếu tố thứ 2 trong chiến lược 4P. Nếu giá sản phẩm quá thấp so với đối thủ, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém. Nếu giá sản phẩm quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn. Như vậy làm giảm tính cạnh tranh và phát triển của sản phẩm trên thị trường
Xây dựng gói bổ trợ, gói khuyến mãi: sản phẩm bổ trợ sẽ được tặng kèm khi mua sản phẩm chính.
Xây dựng giảm giá, chiết khấu sản phẩm. Áp dụng khi khách hàng mua với số lượng lớn. Đơn hàng tổng giá trị trên bao nhiêu tiền, thanh toán luôn,… Nhà sản xuất sẽ giảm giá, chiết khấu phần trăm trên tổng đơn hàng.
3. Địa điểm hợp lý
Trong chiến lược marketing không thể bỏ sót việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Chủ doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp mình. Hoặc có thể kết hợp nhiều hình thức phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Có thể bày bán sản phẩm trực tiếp tại cơ sở kinh doanh của mình để tạo niềm tin cho khách hàng. Có trang web bán hàng riêng của công ty. Như vậy để người tiêu dùng có thể vào mua được hàng chính hãng với những chính sách ưu đãi nhất.
Phân phối sản phẩm đến các cơ sở trung gian như đại lý, cửa hàng siêu thị.
4. Chiến thuật quảng cáo rộng khắp
Chiến lược này mang đến hiệu ứng vô cùng tích cực. Cần lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp. Các phương tiện quảng cáo:
– Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, báo đài, tạp chí.
– Quảng cáo trên Internet và các kỹ thuật quảng cáo online khác
– Tổ chức sự kiện, các buổi triển lãm, họp báo giới thiệu sản phẩm mới.
– Phát tờ rơi quảng cáo tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
– Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), qua email hoặc thư.
Vậy là Vinaseco đã chia sẻ bài học áp dụng chiến lược 4P trong Marketing khi ra sản phẩm mới. Đây là phương thức được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và đạt hiệu quả cao. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chiến lược này và áp dụng vào doanh nghiệp của mình đạt hiệu quả.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
14.229 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.304 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
78 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
35 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
5 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
3 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
10.872 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
5 Comments