Bản đồ chiến lược doanh nghiệp: Mô hình tư duy chiến lược cho nhà lãnh đạo

Bản đồ chiến lược doanh nghiệp: Mô hình tư duy chiến lược cho nhà lãnh đạo

Bản đồ chiến lược trong doanh nghiệp là yếu tố cực kì quan trọng, thể hiện tư duy của nhà lãnh đạo. Vậy điều này có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp? Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu rõ hơn về bản đồ đặc biệt trong bài viết này!

1. Bản đồ chiến lược là gì? Tổng quan về vai trò của bản đồ chiến lược đối với doanh nghiệp

Bản đồ Chiến lược" cho Công ty thế kỷ 21 - VietDBản đồ Chiến lược" cho Công ty thế kỷ 21 - VietD

Bản đồ chiến lược là một mô hình có cấu trúc hàng. Mỗi hàng bao gồm các nội dung mô tả và các mục tiêu trung hạn. Nó liên quan tới một trong 4 yếu tố quan trọng cấu thành nên bộ máy doanh nghiệp hoạt động. Các chiều mũi tên được vẽ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ chiến lược giữa các yếu tố.

Chiến lược bao hàm sự di chuyển của một doanh nghiệp từ vị trí hiện tại sang một vị trí kỳ vọng khác trong tương lai. Bởi vì doanh nghiệp mới đang kỳ vọng chứ chưa bao giờ thực sự có mặt tại điểm đến này. Con đường dẫn đến đó luôn bao gồm một loạt các giả thuyết chưa kiểm định được độ chắc chắn. Bản đồ chiến lược giúp doanh nghiệp chỉ rõ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các yếu tố cấu thành nên bộ máy. Từ đó cho biết việc thực hiện cải tiến một yếu tố cụ thể sẽ tác động tới những yếu tố khác như thế nào.

Sau đó, Bản đồ chiến lược giúp sắp xếp tất cả các đơn vị và nguồn lực của doanh nghiệp tương ứng. Đồng thời, Bản đồ cũng cung cấp cho toàn thể nhân viên một cái nhìn trực qua. Đó là về cách công việc của họ được liên kết với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Bản đồ chiến lược cho thấy cách một doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi các sáng kiến ​​và nguồn lực tiềm ẩn của mình.

2. Các yếu tố trong bản đồ chiến lược

Mẫu bản đồ chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - MyOKR

Yếu tố tài chính

Công thức tính lợi nhuận kinh doanh được mô tả như sau:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = (Số lượng sản phẩm bán được x Giá trị sản phẩm x Số lần mua) – Chi phí

Theo đó, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có hai nhóm chiến lược phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Đó là liên quan tới năng suất và liên quan tới định hướng phát triển.

Chiến lược năng suất thường bao gồm các chiến lược ngắn hạn. Chiến lược phát triển thường là các chiến lược phục vụ cho dài hạn.

Rõ ràng, tài chính luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng muốn gia tăng lợi nhuận một cách nhanh nhất và cao nhất. Tuy nhiên, trong một giai đoạn kinh doanh nhất định, doanh nghiệp cần cân nhắc đièu này.

Yếu tố khách hàng

Sau khi hoạch định mục tiêu tài chính thành công, đây là lúc doanh nghiệp cần định vị các chiến lược liên quan tới khách hàng.

Muốn có được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp bắt buộc phải có được khách hàng. Khả năng sinh lời, sự trung thành và sự tăng trưởng số lượng từ họ. Có hai câu hỏi quan trọng doanh nghiệp cần trả lời: “Bán cái gì và bán cho ai?”

Tương ứng với chúng, doanh nghiệp cần quan tâm tới ba yếu tố cấu thành sau:

– Yếu tố cốt lõi quyết định thành công trong kinh doanh là thuộc tính của sản phẩm/dịch vụ. Các sản phẩm có phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu hay không.

– Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

– Trong quá trình tiếp cận tới khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện song song việc định vị thương hiệu.

Yếu tố quy trình

 

Đây là lúc nhà lãnh đạo cần xác định các phương pháp để thu về giá trị khác biệt từ phía khách hàng. Đồng thời đạt được các mục tiêu tài chính của mình.

Việc cải tiến các quy trình vận hành kinh doanh này, tùy theo giai đoạn. Nó cũng mang lại cho doanh nghiệp lợi ích tài chính nhất định.

Đó là lý do yếu tố quy trình được coi trọng và xếp vào tầng thứ ba trong Bản đồ chiến lược. Quy trình chính là cốt lõi của bộ máy vận hành doanh nghiệp.

Có 4 nhóm quy trình chính trong các doanh nghiệp hoạt động:

– Nhóm quy trình quản lý vận hành cốt lõi-

Nhóm quy trình quản lý khách hàng

– Nhóm quy trình đổi mới

– Nhóm quy trình xã hội và điều tiết nhà nước

Hai nhóm quy trình đầu tiên hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi lợi ích thiết thực hơn mà chúng mang lại. Doanh nghiệp có thể tiếp tục chia nhỏ chúng thành ba luồng quy trình. Như vậy để có giải pháp thiết lập, quản lý và cải tiến chuyên sâu cho từng luồng.

Yếu tố học tập – phát triển

Ở tầng dưới cùng của bất kỳ Bản đồ chiến lược nào cũng là yếu tố học tập – phát triển. Yếu tố này đóng vai trò cho phép doanh nghiệp xác định cách thức đáp ứng các yêu cầu.

3 nguồn lực phục vụ yếu tố học tập – phát triển của doanh nghiệp gồm có nguồn nhân lực, nguồn lực thông tin và nguồn lực tổ chức. Về bản chất, trong mỗi doanh nghiệp đã bao hàm sẵn các nguồn lực này. Tuy nhiên chúng tồn tại riêng lẻ ở những dạng khác nhau nên chưa được định danh cụ thể.

Nguồn nhân lực chính là đội ngũ thực hiện các nhóm công việc chiến lược của doanh nghiệp. Đây là những người tạo ra và sở hữu các tri thức hiện và tri thức ẩn. Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần triển khai các phương pháp đào tạo và quản trị tri thức nội bộ.

Nguồn lực tổ chức có thể coi là bộ gen của doanh nghiệp. Bộ gen này bao gồm các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, tinh thần tập thể, tư duy lãnh đạo của người dẫn đầu. Hơn đó là đồng nhất giữa các nhân sự khác nhau về mặt tri thức, kỹ năng,…

Doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ để cải thiện các yếu tố trong bản đồ chiến lược như thế nào?

Việc lựa chọn áp dụng công nghệ để cải thiện các yếu tố trong Bản đồ chiến lược lại đặt ra nhiều thách thức. Bởi lẽ số lượng yếu tố cần quản lý là rất lớn, gần như bao hàm tất cả các đơn vị. Hơn nữa là tất cả nguồn lực và hoạt động diễn ra bên trong một doanh nghiệp hoạt động. Để Bản đồ có thể phát huy tối đa vai trò trực quan hóa chiến lược của nó. Giải pháp công nghệ phù hợp cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu sau.

– Có thể vận hành tất cả các yếu tố trên cùng lúc, chứ không phải chỉ hoạt động ½ bộ máy và ngưng trệ ½.

– Có khả năng liên kết chặt chẽ tất cả các yếu tố lại với nhau. Như vậy để khi một yếu tố thay đổi chắc chắn sẽ tác động lên các yếu tố khác. Nó đúng như mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đã kỳ vọng.

– Cho phép đo lường được hiệu quả tác động đó một cách chính xác. Mục đích để làm cơ sở  cho điều chỉnh chiến lược và đưa ra các quyết định kinh doanh.

Vậy là Vinaseco đã chia sẻ tới các bạn về bản đồ chiến lược. Từ đó giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của nó với mỗi doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về tầm quan trọng của bản đồ chiến lược này.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.