Mục lục
- Bức tranh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp giáo dục Việt Nam
- Chuyển đổi số trong ngành giáo dục bao gồm những hoạt động gì?
- Những lợi ích của công nghệ đối với giáo dục
- Hiện trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp giáo dục
- Cơ hội của chuyển đổi số ngành giáo dục tại Việt Nam
- Các khó khăn khi áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp giáo dục ở Việt Nam
- Lời khuyên cho doanh nghiệp giáo dục Việt khi ra những “quyết định Chuyển đổi số”
Bức tranh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp giáo dục Việt Nam
Công nghệ ngày càng phát triển và khẳng định vị thế trong lĩnh vực giáo dục. Nhờ ứng dụng công nghệ mà đã có nhiều hình thức giáo dục phi truyền thống ra đời. Trong bài viết này Vinaseco sẽ chia sẻ bức tranh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp giáo dục Việt Nam.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục bao gồm những hoạt động gì?
Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo bao gồm các trường học công, trường tư, các trung tâm tiếng Anh, trung tâm đào tạo nghề, trường dạy nghề, doanh nghiệp điều hành chuỗi trung tâm,…
Cơ cấu của một doanh nghiệp lĩnh vực giáo dục thường được chia thành 2 bộ phận chính:
– Khối văn phòng bao gồm các bộ phận như: Kế toán – Tài chính, Hành chính – Nhân sự, Marketing – Truyền thông, Tư vấn tuyển sinh – Chăm sóc khách hàng, Quản lý chung.
– Khối đào tạo bao gồm 2 vị trí nhân sự chính là quản sinh và giáo viên.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ. Dựa vào mục đích và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp giáo dục và được ứng dụng dưới 3 hình thức chính:
– Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Cơ sở vật chất lớp học, công cụ giảng dạy.
– Ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học: Áp dụng các xu hướng giáo dục công nghệ như Lớp học thông minh. Bên cạnh đó là Game hóa (Gamification), Lập trình,… vào giảng dạy.
– Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ quản lý và vận hành
Những lợi ích của công nghệ đối với giáo dục
Những lợi ích của công nghệ đối với giáo dục là rất lớn. bao gồm:
– Nâng cao chất lượng giáo dục
– Tăng tính tương tác, tính thực hành – ứng dụng
– Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở – bình đẳng – cá thể hóa
– Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở
– Giảm chi phí đào tạo
– Doanh nghiệp vận hành tốt hơn
– Đánh giá (kiến thức học sinh và tài liệu hướng dẫn và đo lường sự tiến bộ)
Hiện trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp giáo dục
1. Ứng dụng công nghệ trong lớp học
Hiện nay tại các trường đại học được trang bị những màn hình cảm ứng lớn và gắn tại nhiều vị trí khác nhau. Mục đích giúp tạo thuận tiện cho sinh viên theo dõi bài giảng của giảng viên. Mỗi sinh viên được sử dụng máy tính với kết nối internet để thuận tiện cho việc nhận tài liệu từ thầy cô.
Nhiều thư viện tại các trường đại học sinh viên chỉ cần truy cập hệ thống quản lý thư viện trên máy tính. Như vậy là có tìm tên sách cần tìm, xác nhận sau đó sách sẽ tự động được xuất ra.
Công nghệ cao và tiến xa hơn nữa là trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng trước hết từ những nước phát triển. Điển hình trong đó là nước Mỹ.
Không gian học, các dụng cụ cụ và cơ sở hạ tầng phục vụ việc học càng ngày càng được chú trọng. các yếu tố số hóa, thông minh đang được chú trọng hơn hết. Thay vì bảng đen, phấn trắng thì giờ là công nghệ thông minh.
Ngoài ra còn có các phần mềm quản lý sinh viên. Bên cạnh đó là lần lượt các ứng dụng học tập trực tuyến được ra đời.
2. Ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học
– Khóa học trực tuyến (E-learning): đối với phương pháp học tập này, thì giáo viên và học sinh có thể tương tác được với nhau. Ứng dụng này sẽ cá nhân hóa cho từng học viên, để đưa ra được một phương pháp dạy phù hợp. Từ đó, có thể nâng cao được hiệu quả học và dạy lên vượt trội.
– Phương pháp học tập thông qua các dự án: Đây là một phương pháp học tập hiện đại. Người học không còn chỉ nghe lí thuyết rồi làm bài tập nữa. Mà ở đây, các học viên sẽ được thành lập thành 1 nhóm rồi được giao cho 1 dự án để làm. Điều này sẽ giúp cho các học viên không bị nhàm chán trong khi học.
– Phương pháp học bằng ứng dụng thực tế ảo: Học qua ứng dụng thực tế ảo đem lại cho người học trải nghiệm như học tại lớp học thật. Với ứng dụng này mang lại cho nền giáo dục không khoảng cách.
– Các lớp học STEM, STEAM, Lập trình, Toán tư duy hay Tiếng Anh công nghệ,… hiện đã không còn xa lạ tại những quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, một số chương trình học nổi bật trong xu hướng này đều đã mang lại những hiệu quả khác biệt cho hệ thống giáo dục còn mang nặng tính truyền thống.
3. Ứng dụng công nghệ trong vận hành doanh nghiệp
– Hệ thống quản lý học tập: Cung cấp hệ thống quản lý lớp học trên nền tảng số (digital platform). Từ đó giúp giáo viên kết nối với phụ huynh và học sinh. Như vậy sẽ quản lý tiến độ học tập và chia sẻ nội dung bài giảng.
– Hệ thống quản lý trường học: Công cụ hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý các công việc hành chính. Hơn nữa là hoàn thiện các chính sách, quy định chung. Việt Nam hiện đang có 2 công ty là VNPT School và SMAS hoạt động trong phân khúc này.
– Quản lý học viên: Người quản lý có được cái nhìn tổng quan về tình trạng của toàn bộ học viên. Từ đó phát hiện kịp thời những điểm nóng để tìm cách giải quyết vấn đề cho từng học viên. Bên cạnh đó, giao diện của phần mềm cũng cho phép doanh nghiệp, phòng ban để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ.
– Quản lý công việc của phòng Đào tạo (và những phòng ban khác): Phòng Đào tạo hay bất kỳ phòng ban nào khác cũng có thể sử dụng phần mềm để quản lý công việc hay dự án. Tính năng thông báo, nhắc việc hàng ngày của cũng giúp các giáo viên không bỏ công việc. Các giáo viên bình luận, trao đổi trực tiếp hoặc chia sẻ với nhau về các bài giảng, giáo án. Đưa ra sáng kiến kinh nghiệm, chất lượng học tập.
Cơ hội của chuyển đổi số ngành giáo dục tại Việt Nam
Hiện tại nhà nước Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề áp dụng công nghệ vào ngành giáo dục. Theo đó, đến năm 2020, phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến.
Việt Nam là đất nước có tỉ lệ cao sở hữu và sử dụng công nghệ. Theo các thống kê gần đây Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới. Trong đó với 49 triệu người kết nối internet. Không những thế Việt Nam là quốc gia có chỉ số kết nối di động cao. Điều này là điểm sáng cho việc học sinh dễ dàng tiếp cận với công nghệ của giáo dục hơn.
Nền kinh tế phát triển, người Việt đầu tư cho giáo dục nhiều hơn. Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam hiện đang ở mức xấp xỉ 2.800 USD. Với mức chi tiêu trung bình cho giáo dục hiện nay là 40% tổng thu nhập. Người Việt Nam chắc chắn sẽ còn tiếp tục đầu tư vào giáo dục nhiều hơn nữa trong tương lai.
Các khó khăn khi áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp giáo dục ở Việt Nam
1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước
– Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường còn hạn chế. Hơn nữa trình độ này cũng chưa được đồng đều. Chính vì vậy họ thường ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại. Họ ngại đổi mới trong ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và giảng dạy. Điều đó làm cho công nghệ thông tin học vẫn chưa phát huy hiệu quả.
– Đối với học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động. Đó là thói quen học kiểu “ đọc- chép”, “ghi – chép” và tái hiện lại một cách máy móc. Do vậy ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
2. Đối với doanh nghiệp tư nhân, trung tâm đào tạo
Những thách thức lớn hiện nay chủ yếu đến từ: thiếu hụt nguồn lực, thiếu hụt dữ liệu, tầm nhìn người lãnh đạo;…
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động khi họ tiến hành chuyển đổi số sẽ phải áp dụng công nghệ mới dẫn đến vấn đề chi phí đầu tư rất lớn.
Nhiều công cụ để giải quyết vấn đề quản lí doanh nghiệp đã xuất hiện trên thị trường. Song việc giải quyết đơn lẻ từng bài toán với nhiều công cụ khác nhau sẽ gây ra nhiều khó khăn. Doanh nghiệp dùng quá nhiều phần mềm, khiến dữ liệu không được đồng bộ. Hơn nữa chi phí tăng cao và khi mỗi phòng ban dùng một phần mềm.
Lời khuyên cho doanh nghiệp giáo dục Việt khi ra những “quyết định Chuyển đổi số”
1. Đừng quên chuyển đổi số khối văn phòng
Khi chuyển đổi số, đừng bỏ qua văn phòng hỗ trợ (bộ phận back-office). Những lợi ích của việc chuyển đổi số trong nội bộ vận hành của doanh nghiệp.
Tự động hóa các công việc hàng ngày của giảng viên và các nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp giảm tải những thừa thãi. Từ đó tối ưu hóa năng suất làm việc, dành nhiều thời gian để tập trung vào phát triển.
2. Không phải những doanh nghiệp lớn mới có thể chuyển đổi số
Doanh nghiệp có thể bắt đầu chiến lược chuyển đổi số từ những bước nhỏ nhất. Có thể là việc số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ, số hóa quy trình giao việc. Hay đó là kiểm soát công việc với một giải pháp trên nền tảng đám mây… Trên cơ sở đó, tư duy về đổi mới sáng tạo trong tổ chức sẽ hình thành.
3. Đánh giá năng lực chuyển đổi số
Doanh nghiệp phải đánh giá được mức độ sẵn sàng của họ cho công cuộc chuyển đổi số. Đánh giá này nhằm mục đích giúp các nhà lãnh đạo xác định những gì cần hỗ trợ thêm. Bao gồm mọi thứ từ các công cụ sẵn có. Hơn nữa là sự rõ ràng của các mô hình đến văn hóa của tổ chức.
Vậy là Vinaseco đã chia sẻ về bức tranh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp giáo dục Việt Nam. Trên thực tế, khi công nghệ phát triển thì nó được ứng dụng vào giáo dục là điều tất yếu. Tuy nhiên để ứng dụng công nghệ vào giáo dục sao cho thật phù hợp chính là cả một quá trình. Hi vọng bài viết của chúng tôi giúp nhà quản lý có cái nhìn chính xác hơn về bức việc chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
13.361 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
1.776 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
72 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
30 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
3 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
2 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
6.090 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
2 Comments