Chữ ký số là gì? Các nhóm chữ ký số thường thấy hiện nay

Chữ ký số là bước ngoặt lớn của mỗi doanh nghiệp trên con đường đi tới Chuyển đổi số trong thời kỳ 4.0 hiện nay. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về khái niệm này. Bài viết sau đây Vinaseco xin được chia sẻ về nội dung này. Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay sau đây!

chu-ky-so-la-gi

1. Chữ ký số là gì?

Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 130/2018/NĐ-CP định nghĩa:

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Hiểu đơn giản, chữ ký điện tử là loại chữ ký được ký trên các thiết bị, văn bản, tài liệu số thông qua công nghệ mã hóa công khai. Nó có giá trị pháp lý như chữ ký thường, độ bảo mật cao và được nhà nước công nhận trong các văn bản, chứng từ…

2. 3 nhóm chữ ký số thường thấy

Định nghĩa

Đối tượng áp dụng

Mục đích sử dụng

Chữ ký số doanh nghiệp

Chữ ký trên nền tảng số, có giá trị pháp lý như con dấu của tổ chức, doanh nghiệp.

– Pháp nhân đại diện doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Hoặc người đại diện công ty theo đăng ký kinh doanh

Phát hành hóa đơn điện tử, nộp báo cáo Thuế qua mạng hay ký số các văn bản, đóng bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng,…

Chữ ký số của cán bộ nhân viên thuộc doanh nghiệp

Tương đương với chữ ký tay của mỗi cá nhân. Chữ ký số cá nhân được dùng để xác thực danh tính của người ký trong các chứng từ doanh nghiệp trên môi trường điện tử

Cán bộ thuộc bộ phận nhất định của doanh nghiệp.

Quản lý cấp trung, cấp cao trong doanh nghiệp

Ký số các văn bản thuộc quyền hạn chức vụ trong doanh nghiệp, tổ chức.

Chữ ký số cá nhân

Là chữ ký để xác thực danh tính người ký trong các giao dịch điện tử

Cá nhân

Ký trên các văn bản, tài liệu số để xác nhận nội dung.

3. Doanh nghiệp cần hồ sơ gì khi đăng ký chữ ký điện tử?

Khi đăng ký chữ ký số, doanh nghiệp cần quan tâm tới các loại giấy tờ, hồ sơ dưới đây:

– Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động;

– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;

– Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).

Sau khi tổng hợp đủ các chứng từ trên, doanh nghiệp có thể nộp tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ ký số. Hoặc đơn giản hơn, có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số để được hỗ trợ. Mức phí sẽ tùy thuộc vào gói dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn.

Trên đây là những thông tin cơ bản để doanh nghiệp hiểu sơ bộ về chữ ký điện tử, nhận biết, thủ tục đăng ký. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.