Chuyển đổi số là gì và tại sao phải chuyển đổi số?
Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng phát triển cho doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0. Việc chuyển đổi số có ý nghĩa quan trong phát triển và giữ vững vị trí của doanh nghiệp. Tuy vậy, chuyển đổi số vẫn còn là một khái niệm mới mẻ. Sau đây, bài viết sẽ giải đáp khái niệm chuyển đổi số. Đồng thời, nêu lên lý do bất kỳ doanh nghiệp nào cần chuyển đổi số.
1.Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi là quá trình giao chuyển cái cũ sang một cái mới hoàn thiện và tốt hơn. Từ đó, chuyển đổi số cũng tương tự như thế. Quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện của cá nhân về các mặt. Như là cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất. Các yếu tố trên đều phải dựa trên công nghệ số.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số khác nhau như thế nào?
Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Cùng là áp dụng công nghệ nhưng hai khác niệm trên sao lại khác nhau?
Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có theo mô hình hoạt động đã có. Nhằm cung cấp dịch vụ đã có.
Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới. Từ đó, cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.
3. Tại sao phải chuyển đổi số?
Chuyển đổi số giúp tăng năng suất công việc. Đồng thời, giảm chi phí phát sinh tối đa cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn giúp mở rộng không gian phát triển mới. Từ đó, tạo nên những giá trị mới mẻ, hiện đại hơn những giá trị truyền thống vốn có.
4. Đối tượng cần thích nghi chuyển đổi số
Chuyển đổi số vốn là quá trình thay đổi toàn diện, tổng thể về nhiều khía cạnh. Đây là xu hướng phát triển trong thời kỳ đổi mới. Cho nên, việc chuyển đổi số là việc của toàn dân. Nhằm bắt kịp xu thế, hội nhập trong thời kỳ công nghệ số.
5. Thời điểm cần chuyển đối số
Xã hội luôn không ngừng phát triển và biến đổi. Quá trình chuyển đổi công nghệ là bước phát triển tất yếu. Dù thế nào, điều này luôn xảy ra và đang diễn ra hằng giờ. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần thiết theo kịp và nắm bắt xu thế, kiến thức mới. Nếu không sẽ trở nên lạc hậu, bỏ lại phía sau và bỏ lỡ rất nhiều thứ. Cho nên, có thể chuyển đổi số bằng cách thay đổi về tư duy, nhận thức nhiều chiều hơn. Từ đó, thay đổi về cách sống, quản lý cá nhân, cách làm việc bằng công nghệ số.
6. Chuyển đổi số như thế nào sao cho phù hợp?
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi theo nhiều chiều, lối suy nghĩ. Con đường này không có một lối đi riêng. Trong khi đó, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức lại có những cách thức, lối tư duy khác nhau. Vi thế, cần xác định một lộ trình rõ ràng, đúng đắn và thích hợp cho mình.
Quá trình chuyển đổi chủ yếu gồm 3 cách thức sau:
a, Chính quyền số:
Là chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số. Mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Mục đích là tạo khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn. Đồng thời, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.
b, Xã hội số
- Công dân số là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số. Có khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng. Đồng thời, có phẩm chất đạo đức trong môi trường số. Có thể bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng của môi trường số. Song song với đó, có quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.
- Y tế số tức khám chữa bệnh từ xa. Có thể phân tích, giải mã bản đồ gen. Sau đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho cá nhân.
- Giáo dục số gồm hình thức như nghe giảng bài trực tuyến. Hoặc trao đổi bài trực tuyến. Thông qua các thiết bị thông minh, ứng dụng học tập trực tuyến,…
- Xã hội số là xã hội có công dân số tham gia vào vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số…
c, Kinh tế số
Kinh tế số là phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Quá trình làm việc chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0. Nổi bật như phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo. Đồng thời, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Kinh tế bao gồm ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa. Ngành kinh tế được xây dựng trên nền tảng công nghệ số. Hay còn được gọi là thương mại điện tử. Còn ngành bán dịch vụ dựa trên các nền tảng số gọi là kinh doanh số. Ví dụ như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt nhà hàng, khách sạn.
Kết luận:
Chuyển đổi số là một xu hướng chung cho thời kỳ công nghệ số. Muốn thành công chúng ta cần phải nắm bắt và thích nghi với cách thức mới. hi vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
14.557 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.306 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
80 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
36 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
5 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
3 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
11.588 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
8 Comments