Mục lục
Chuyển đổi số: Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Công nghệ phát triển và ngày càng được ứng dụng chặt chẽ trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Đây được coi là xu hướng phát triển rất bền vững cho doanh nghiệp. Khi chuyển đổi số, việc cạnh tranh trên thị trường không còn là vấn đề lớn với doanh nghiệp. Hãy cùng Vinaseco phân tích kĩ hơn về xu hướng này nhé!
1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một khái niệm mới ra đời từ sự phát triển thịnh hành của Internet. dần dần thuật ngữ này được nhắc đến nhiều hơn trong khoảng thời gian gần đây. Mục đích là ám chỉ việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.
Quá trình chuyển đổi này là không giống nhau giữa các công ty. Sẽ rất khó để có thể chỉ ra một định nghĩa chung. Tuy nhiên ta có thể định nghĩa như sau:
“Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Mục đích để tạo mới hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa công ty. Ngoài ra là trải nghiệm khách hàng hiện có. Như vậy để nắm bắt với các thay đổi mới trên thị trường. Sự tái định hình doanh nghiệp này trong thời đại kỹ thuật số sẽ được gọi là chuyển đổi số.”
Đây cũng là một sự thay đổi văn hóa đòi hỏi các tổ chức phải liên tục thách thức hiện trạng. Từ đó thử nghiệm và đương đầu với thất bại.
2. Vì sao phải chuyển đổi số?
Nhìn chung một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng cho đến nay, lý do phổ biến nhất vẩn là: vấn đề sống còn.
Tác giả Howard King, website The Guardian, đã nêu rõ qua điểm của mình rằng: “Doanh nghiệp không lựa chọn chuyển đổi số vì lí do tài chính hay rủi ro. Doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi vì họ đã thất bại trong việc phát triển hơn”
3. Chuyển đổi số tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi diễn ra ngày càng nhiều và rõ hơn qua mỗi ngày. Bao gồm các ngành như giao thông, tài chính và du lịch, … đang được Chính phủ đầu tư để chuyển đổi số thành hệ thống Chính phủ điện tử. Các thành phố mới đang được xây dựng theo hướng Smart City (Thành phố thông minh) dựa trên nền tảng công nghệ mới.
Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi này lại chưa được áp dụng phổ biến bởi các Doanh nghiệp nói chung. 97% tổng số doanh nghiệp hiện tại đang có quy mô vừa và nhỏ. Theo đó các đối tượng này hầu hết đều bị hạn chế trong khả năng ứng dụng, sáng tạo công nghệ.
Doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải một số vấn đề như sau:
– Kỹ năng nhân lực còn nhiều thiếu sót (17%)
– Nền tảng Công nghệ chưa đủ mạnh (16,7%)
– Tư duy và Văn hóa xoay quanh số hóa và dữ liệu còn nhiều thách thức (15,7%)
Số hóa vẫn đang được một vài Doanh nghiệp tiếp cận dần: Công nghệ Cloud (18%), An ninh mạng (12,7%). Phát triển & nâng cấp phần mềm cộng phần cứng để phục vụ quá trình chuyển đổi số (10,7%).
Tuy nhiên, một tổ chức chuyên khảo sát về chuyển đổi số đã ghi nhận rằng chỉ có 21% công ty thực hiện thành công quá trình này.
4. Vai trò và lợi ích mang lại từ chuyển đổi số
4.1. Nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết
Sở hữu các nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết đều là các điểm thường thấy ở các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số. Một người lãnh đạo nhiệt huyết sẽ cố gắng tạo ra động lực. Họ khuyến khích các cấp dưới áp dụng các cách thức làm việc mới mẻ.
4.2. Vận hành linh hoạt và tinh gọn
Khả năng linh hoạt và tinh gọn đến đáng kinh ngạc của các doanh nghiệp đã thành công trong chuyển đổi số. Kể cả một doanh nghiệp startup non trẻ giờ đây cũng có thể làm mưa làm gió trên thị trường nhờ vào sự tinh gọn này.
4.3. Lấy khách hàng làm trọng tâm
Khách hàng chính là tái tim của doanh nghiệp. Họ bây giờ sẽ không mấy chú tâm vào giá cả sản phẩm nữa. Thay vào đó họ sẽ mua sản phẩm nào mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ. Việc chuyển đổi thành công theo hướng công nghệ số sẽ cho Doanh nghiệp cái nhìn tổng quát nhất về hành vi khách hàng. Từ đó giúp Doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn.
4.4. Sáng tạo và đột phá
Thị trường hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt, chật chội và luôn có các đối thủ tiềm ẩn đang muốn lấn lướt nhau. Việc chuyển đổi này sẽ mang lại khả năng sáng tạo và đột phá tuyệt vời cho doanh nghiệp. Từ đó sức cạnh tranh cũng được nâng tầm.
4.5. Làm việc trên cơ sở dữ liệu (Data-Driven)
Nhà quản lý trong một công ty chuyển đổi thành công sẽ không bao giờ bỏ qua các số liệu quý báu mà công ty mình thu về. Vì họ hiểu rằng hàng nghìn thách thức đang chực chờ ngoài kia. Việc đưa ra quyết định theo cảm tính, chuyên môn hay kinh nghiệm mang lại rủi ro cao cho doanh nghiệp.
4.6. Trao quyền cho nhân viên
Sức mạnh các doanh nghiệp số hóa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự quyết công việc của đội ngũ nhân viên. Chính Google phải thừa nhận rằng, không ít thành công của họ đến từ chính sách trao quyền cho nhân viên. Google đã minh bạch hóa mọi hoạt động và cung cấp một nền tảng chung. Từ đó để nhân viên mọi nơi có thể giao tiếp. Họ có thể chia sẻ về công việc, kể cả việc giao tiếp với các cấp lãnh đạo.
4.7 Cộng tác phối hợp hoạt động làm việc
Khi thành công trong quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra một môi trường là việc với văn hóa cởi mở hơn. Như vậy sẽ đặt tính cộng tác lên hàng đầu. Khách hàng sẽ là cơ hội kinh doanh là không hề nhỏ nếu doanh nghiệp có thể cá nhân hóa sản phẩm. Sau đó tạo trải nghiệm tối đa lên khách hàng.
5. Làm gì để chuyển đổi số tại Việt Nam?
Chuyển đổi số không thể đến từ một phía khi doanh nghiệp sẽ phải hòa huyện các yếu tố giữa công nghệ. Hơn nữa là cả quy trình vận hành và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân với nhau. Khi ấy trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ đều là Doanh nghiệp số.
Có 03 điều cần phải hoàn thành để chuyển đổi số:
– Thứ nhất, quan trọng nhất là người lãnh đạo phải hiểu công ty mình cần gì và sẵn sàng để chuyển đổi số.
– Thứ hai, tổ chức cần phải chuẩn bị cho bước đi chuyển mình vào thế giới số. Bởi lẽ tất cả mọi người sẽ tham gia vào quá trình ấy.
– Cuối cùng là công nghệ cần phải phát triển phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Như vậy, chuyển đổi số sẽ là xu hướng phát triển bền vững cho mọi doanh nghiệp. Để có thể đột phá và cạnh tranh, đây sẽ là yếu tố đóng vai trò cực kì quan trọng. Hi vọng bài viết của Vinaseco sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của xu hướng này. Từ đó để có thể lên kế hoạch chuyển đổi phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
13.655 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.295 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
74 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
31 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
4 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
2 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
7.509 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
3 Comments