Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngày này, “số hóa” phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các thiết bị thông minh ra đời ngày càng nhiều. Đồng thời cũng xuất hiện trí thông minh AI và ứng dụng thông minh thay thế ‘’phương thức thủ công’’ trong kinh doanh, sản xuất. Theo thống kê, hơn 90% dữ liệu của nhân loại được tạo ra trong vòng 2 năm trở lại đây. Tốc độ số hóa đang chuyển đổi mở ra cho con người triển vọng mới. Tạo nên mô hình kinh doanh hiệu quả và hình thành nhiều giá trị mới. 

Việt Nam là một trong những quốc gia đang chuyển mình tước thời kỳ chuyển đổi số. Vậy đứng trước cuộc cách mạng số, việt nam có những cơ hội quý giá nào? Những thách thức nào cần phải chinh phục? Sau đây, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc trên.

1. Điểm mạnh của việt nam trong việc chuyển đổi số: 

  • Trước tiên, Đảng và Nhà nước ta có nhận thức và tư duy đúng đắn về chuyển đổi số. Thay vì đi theo văn hóa truyền thống, Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách phát triển, khuyến khích “số hóa”. Nhằm nước ta bắt được xu hướng trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.
  • Con người Việt Nam luôn khao khát xây dựng đất nước hùng cường. Cho nên, cuộc cách mạng 4.0 là thời cơ để giúp đất nước phát triển mạnh mẽ.
  • Sau khi thống nhất đất nước, đất nước ta đã có nhiều lần thay đổi đường lối phát triển. Sao cho đường lối ấy phù hợp và đúng đắn. Cho nên, chuyển đổi số, nước ta không bị áp lực và tổn thất lớn khi thay đổi mô hình cũ, công nghệ cũ.
  • Hạ tầng công nghệ thông tin phát triển rất nhanh. Điển hình là mạng lưới của Viettel không chỉ trên phủ ở việt nam mà còn một số quốc gia khác. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng công nghệ cũng phát triển rất nhanh.
  • Có nguồn nhân lực trẻ tuổi. Cho nên, rất giàu sức sáng tạo, năng động và không ngại khó ngại khổ. 
  • Chính trị nước ta ổn định. Không có tác động nhiều của phe, đảng phái cực đoan. Hay là thành phần khủng bố. Ngoài ra, đất nước ta còn có nguồn tài nguyên phong phú. Khí hậu, địa lý thuận lợi. 

2. Mặt yếu điểm:

  • Việt Nam vẫn là một quốc gia đang  phát triển. Có thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình. Dẫn đến việc đầu tư hạn chế.
  • Thể chế, khung pháp lý, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, doanh nghiệp chưa đáp ứng vai trò kiến tạo cho phát triển kinh tế số;
  • Đầu tư vào nghiên cứu, chuyển đổi chưa cao. Đồng thời, vẫn còn thiếu tính sáng tạo.
  • Vẫn chưa có lượng nhân lực lớn có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ. Trong khi đó, các ngành kinh tế, văn hóa còn thừa nhân lực. 
  • Tỷ lệ doanh nghiệp người dân hiểu biết, sử dụng truyền thông còn thấp.

3. Cơ hội:

  • Việc sử dụng ai để xử lý dữ liệu Chính phủ hoạt động hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo tính minh bạch, giảm thiểu tình trạng tham nhũng;
  • Kinh tế số thúc đẩy sự sáng tạo. Đồng thời, tạo ra những giá trị mới. Hơn thế nữa, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình.
  • Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận tri thức, đào tạo kiến thức, dịch vụ chăm sóc. Nhờ đó thu hẹp khoảng cách phát triển. Ngoài ra, các ngành nghề cũng được tối ưu hóa. Điều này giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao hơn.

4. Thách thức   

  • Việc đảm bảo an ninh mạng cần phải tăng cường hơn. Vì khi sử dụng “số hóa” dữ liệu, dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư cá nhân trên không gian mạng dễ bị đe dọa.
  • Do đây là chuyển đổi toàn diện nên nhân lực dễ bị thiếu hụt. Đối với từ nhà quản lý đến chuyên gia, kỹ sư, công nhân công nghệ số. Song song, người dân chưa cung cấp các kỹ năng cần thiết. Vậy nên, người lao động “thủ công”, chưa bắt kịp kỹ năng mới có nguy cơ mất việc. 
  • Những mối quan hệ mới chưa có tiền lệ phát sinh. Trong khi những mối quan hệ truyền thống có thể bị gián đoạn hoặc chấm dứt. Ngoài ra, tổ chức, doanh nghiệp có thể bị phá sản hoặc bị thay thế;

Kết luận: 

Đối Việt Nam, chuyển đổi số đang và sẽ mở ra một cánh cửa mới nền kinh tế. Tuy nhiên, còn có nhiều thách thức cần phải vượt qua. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi toàn diện về cách thức hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cũng như về mặt tư duy, nhận thức trong việc tiếp thu tri thức mới. Hơn thế, đây không phải là “cú chuyển mình” của mỗi doanh nghiệp mà còn của mỗi cá nhân. Việc đi nhanh, nắm bắt được thời cơ. đông thời tổng hợp được sức mạnh toàn dân trong thời kỳ chuyển đổi số sẽ giúp số hạng của Việt Nam có sự thay đổi trên thế giới.

Hy vọng bài viết của chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về cơ hội và thách thức Việt Nam phải đối mặt khi chuyển đổi số. Chúc bạn thành công!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.