CÔNG NGHỆ PHÁP LÝ – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

Mục lục

Ở mỗi thời kì của đất nước, pháp lý mang những đặc trưng hết sức riêng biệt. Trong thời đại công nghệ đang phát triển hiện nay, có một thuật ngữ mang tên công nghệ pháp lý. Đây là lĩnh vực tương đối mới mẻ nhưng lại thay đổi đáng kể với cuộc sống của chúng ta.

1. Bối cảnh công nghệ hiện nay và Legaltech

Công nghệ 4.0? Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thời đại 4.0 hiện nay
Hiện nay công nghệ chính là nền tảng cho các ngành dịch vụ khác. Đây đồng thười là cơ sở, động lực cho mọi sự phát triển. Nhu cầu về kiến thức của con người, từ đó càng được mở rộng, tầm nhìn về mọi thứ. Dần dần mọi thứ trở nên không giới hạn.  Đồng thời, các ngành dịch vụ sẽ tiếp cận được các khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.

Pháp luật là một phần không thể tách rời khỏi xã hội, nó được lập ra để duy trì cũng như điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cũng vì thế nhu cầu tìm kiếm, am hiểu pháp luật, các vấn đề pháp lý phát sinh trong xã hội. Bên cạnh đó thủ tục hành chính được rất nhiều người quan tâm. Nhưng nếu phải tự mình đi phải tìm tòi nghiên cứu thì mất thời gian khá lâu. Nhất là để có thể hiểu tường tận, cặn kẽ một quan hệ pháp luật nào đó.

Đặc biệt hơn, nếu bạn không phải là người có nhiều mối quan hệ thì việc tìm kiếm người am hiểu là rất khó. Thêm vào đó nhu cầu giải quyết tranh chấp hay các vấn đề pháp lý ngày càng cao. Tuy gần gũi nhưng thông thường khách hàng chỉ tìm đến các công ty Luật, hay văn phòng Luật sư. Mục đích để được tư vấn khi nó đã trở nên khá nghiêm trọng. Ngành pháp lý cũng là ngành khá nhạy cảm với một số người. Vì thế việc tìm kiếm khách hàng đối với các công ty hay văn phòng Luật sư cũng là một vấn đề nan giải.

Thấu hiểu được nhu cầu cần thiết của xã hội hiện đại, Công nghệ pháp lý (LegalTech) ra đời. Mục đích nhằm kết đáp ứng nhu cầu của con người trong vấn đề kết nối khách hàng. Kết nối khách hàng với Luật sư, các vấn đề pháp lý lại với nhau.

2. Khái niệm của Legaltech

Áp dụng công nghệ 4.0 vào các ngành nghề truyền thống ngành nhằm mở rộng sự kết nối giữa nhà cung cấp với người có nhu cầu. Công nghệ pháp lý hay còn gọi là “Legaltech” là một trong những ngành công nghệ mới nổi trên thế giới. Nó phát triển cùng với ngành công nghệ tài chính (fintech), công nghệ bảo hiểm (insure tech). Bên cạnh đó là cả công nghệ giáo dục (edtech),…

Công nghệ pháp lý (Legal Tech) và công nghệ quy định (regulation technology hay gọi tắt là regtech) mặc dù tên gọi gần giống nhau nhưng lại mang hàm ý khác nhau. Trong khi regtech là ngành công nghệ hướng tới mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề về áp dụng quy định pháp lý trong ngành tài chính, ngân hàng, thì Legaltech hướng tới giải quyết các vấn đề pháp lý rộng lớn giữa các công ty luật và các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật.

Legaltech là từ viết tắt của Legal Technology, chỉ việc sử dụng công nghệ trong các dịch vụ pháp lý để tạo ra:
– Các dịch vụ trực tuyến làm giảm thiểu việc trực tiếp đến các cơ sở pháp lý, tránh mất thời gian,..
– Các dịch vụ trực tuyến giúp đẩy nhanh các thủ tục và việc quản lý các công việc của những người thực hành pháp luật. Từ đó giúp giảm chi phí và thười gian.
– Các dịch vụ trực tuyến giúp đơn giản hóa. Bên cạnh đó giúp thay đổi hình thức liên hệ giữa các chuyên gia pháp lý và khách hàng tiềm năng.

3. Sự khác biệt giữa Lawtech và Legaltech

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức
Hai khái niệm này được phân biệt dựa trên các yếu tố sau:
– Legaltech là giải pháp cho các luật sư làm công việc của họ rẻ và hiệu quả hơn
– Lawtech bản thân là nhiệm vụ của bộ phận pháp chế (dịch vụ tư pháp). Lawtech dùng cho các công ty nhỏ thay thế cho luật sư.

Đồng quan điểm với định nghĩa trên, có những quan điểm nêu nhấn mạnh ý tưởng về Legaltech là công cụ cho luật sư. Lawtech là định nghĩa về các công cụ thay thế luật sư. Lawtech với sự đóng góp không nhỏ của trí tuệ nhân tạo và các kỹ thuật khoa học máy tính khác. Về nghề luật sư, các luật sư có kỹ năng công nghệ, sẵn sàng thích ứng với sự mở cửa của thị trường pháp lý mới. Hoặc chuyên ngành do thay đổi công nghệ. Cũng có thể tìm thấy các cơ hội thị trường sinh lợi. Bằng cách theo đuổi các vụ kiện tụng cấp thấp. Các vụ này có thể được giải quyết dễ dàng và rẻ hơn thông qua công nghệ pháp lý.

Đối với các nhà nghiên cứu, Lawtech là một khái niệm rộng hơn Legaltech. Vì Lawtech được liên kết nhiều hơn với các công nghệ văn phòng. Các nhà nghiên cứu cũng xem Legaltech là công nghệ phù hợp áp dụng vào các khía cạnh của lĩnh vực pháp lý. Trong khi đó Lawtech có tính cởi mở, dễ tiếp cận với đa dạng ngành nghề. Tuy nhiên, khác với khái niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra, khảo sát dữ liệu cho thấy. Lawtech là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các công nghệ nhằm hỗ trợ, bổ sung. Ngoài ra là thay thế các phương pháp truyền thống. Mục đích nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc cải thiện cách thức hoạt động của hệ thống tư pháp.

4. Vai trò của Legaltech

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến kế toán quản trị doanh nghiệp
Hiện nay khi công nghệ 4.0 đang phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ, việc ứng dụng Legaltech tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Pháp luật ngành tư pháp nói chung ngành công nghệ pháp lý nói riêng cần có cho mình sự phát triển toàn diện. Từ đó để có thể quản lý tốt nhất các quan hệ xã hội.
Hơn hết, nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người cũng được quan tâm hơn bao giờ hết. Thêm vào đó là mở cửa hội nhập toàn cầu làm phát sinh các hành lang pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích và thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Chính vì vậy sự phát triển của Legaltech sẽ giúp cho mọi người có thể tiếp cận pháp luật. Với Legaltech mọi người tiếp cận một cách nhanh chóng. Họ bảo vệ quyền lợi ích bản thân một cách kịp thời.

Hơn nữa, với những người làm pháp lý thì Legaltech giúp họ sẽ tìm kiếm việc làm, kết nối khách hàng dễ dàng hơn. Khách hàng cũng sẽ coi đây là phương tiện để tìm kiếm, học tập. Ngoài ra họ cũng dễ dàng kiểm tra trình độ chuyên môn pháp lý của đội ngũ Legaltech

Trên đây là những chia sẻ về công nghệ pháp lý trong thời đại công nghệ 4.0. Có thể thấy đây là là sự tất yếu trong thời đại kỷ nguyên số. Legaltech đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người về mặt hỗ trợ pháp luật. Đây cầu nối giữa các vấn đề pháp lý, giữa Luật sư và khách hàng. Và đặc biệt là kết nối những người có nhu cầu tìm kiếm các thông tin về pháp luật.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.