Trang chủ > Kiến thức chuyển đổi số > Mẹo nhanh

CTA (Call to action) là gì? Hướng dẫn tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website

CTA (Call to action) đóng vai trò như những biển chỉ dẫn giúp hướng người đọc thực hiện hành động theo mong muốn của Marketer và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong bài viết này, hãy cùng Vinaseco tìm hiểu chi tiết về CTA và cách tối ưu CTA để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website.

1. CTA và website

CTA (Call to action) là gì? Hướng dẫn tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website

CTA (Call-to-action) là một lời nhắc yêu cầu người dùng thực hiện một số hành động cụ thể. Hiểu đơn giản CTA là bước tiếp theo mà marketer muốn người đọc thực hiện khi họ truy cập vào website, email, landing page, facebook post… Lời kêu gọi hành động thường được thể hiện dưới dạng các động từ hành động như “Đăng ký”, “Mua ngay”, “Nhận bản tin”… dạng nút, điền form, siêu liên kết hyperlink…

Lời kêu gọi hành động có thể là bất kỳ yêu cầu nào mà Marketer mong muốn người truy cập thực hiện. Do đó, CTA có thể có nhiều loại tùy thuộc vào ngữ cảnh.

2. CTA được dùng phổ biến ở website và những kênh nào?

CTA (Call to action) là gì? Hướng dẫn tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website

CTA được sử dụng ở rất nhiều kênh marketing, trong đó phổ biến như Website, Facebook, Email, Blog,…

2.1. Website

CTA website thường sử dụng phổ biến với nhiều lời kêu gọi nhằm các mục đích khác nhau như:

Đối với trang chủ (Home), CTA được sử dụng khá đa dạng. Một số lời kêu gọi thường gặp bao gồm mua ngay, dùng thử, xem thêm, tìm hiểu thêm…

Đối với trang giới thiệu sản phẩm (product page/landing page), CTA chủ yếu hướng tới việc kêu gọi người truy cập thực hiện hành động tạo chuyển đổi cao như mua hàng, thanh toán, nhận báo giá, dùng thử, nhận demo, đăng ký tư vấn, điền form…

Đối với trang blog (kiến thức), CTA khá đa dạng nhắm tới nhiều mục đích của Marketer. Các lời kêu gọi hành động phổ biến ở trang blog bao gồm xem thêm bài viết, đăng ký nhận bản tin, tải tài liệu miễn phí, tìm hiểu thêm, đăng ký tư vấn, dùng thử miễn phí…

2.2. Facebook

 

CTA cũng được sử dụng rất phổ biến trong các bài đăng Facebook. Lời kêu gọi trong các post Facebook tùy theo mục đích của người đăng.

2.3. Email

CTA (Call to action) là gì? Hướng dẫn tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website

Email là một kênh khác cũng thường xuyên sử dụng CTA để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

3. Hướng dẫn cách tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi với website

CTA (Call to action) là gì? Hướng dẫn tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website

CTA là phần giúp tạo ra chuyển đổi nên Marketer cần phải có chiến lược để xây dựng CTA tạo ra hiệu quả như mong muốn.

Dưới đây là những lưu ý mà marketer cần quan tâm để tối ưu CTA giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

3.1. Nội dung CTA  

  • Chọn từ ngữ mang ý nghĩa thôi thúc: Sử dụng động từ mạnh mẽ, rõ ràng, mang tính hướng dẫn (mệnh lệnh). VD: “download”, “Đăng ký”, “Mua ngay”, “Click ngay”…
  • Sử dụng yếu tố khẩn cấp: Dùng từ ngữ chỉ giới hạn về thời gian thúc giục người đọc phản hồi tốt hơn
  • Đưa ra giá trị và lợi ích: Chỉ rõ người đọc sẽ nhận được gì
  • CTA cần rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu: Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông điệp và hành động. Cắt giảm những từ, cụm từ không cần thiết. Nội dung không được đánh đố người đọc.
  • Lưu ý đối với in-text CTAs, phải dán link vào những keyword chính của trang đích và chọn mở trong tab mới

3.2. Thiết kế CTA

Lời kêu gọi hành động hiệu quả nhất cần thu hút sự chú ý của người dùng, vì vậy màu sắc và thiết kế CTA cần tương phản và nổi bật so với màu các phần còn lại.

Khi thiết kế CTA, Marketer nên sử dụng các màu sắc nổi bật, bắt mắt. Khuyến khích sử dụng các gam màu nóng như cam, đỏ sẽ kích thích người đọc click cao hơn.

Thêm vào đó, CTA phải có khả năng hiển thị tốt. Kích thước phông chữ CTA phải đủ lớn để thu hút được sự chú ý của người truy cập.

3.3. Vị trí đặt CTA

Cần sắp xếp các CTA theo cách tự nhiên nhất có thể. Tránh đặt những nơi vô lý, những nơi làm ngắt mạch cảm xúc của người đọc hoặc những nơi khó nhìn thấy.

Nên có ít nhất 1 CTA đầu bài viết, 1 CTA ở 1/3 bài viết và 1 CTA ở đoạn cuối bài viết.

Lưu ý các CTA đặt ở bên phải và dưới bài viết sẽ thu hút sự chú ý hơn

3.4. Kiểm tra link

Kiểm tra CTA links trước khi đăng bài để chắc chắn rằng người đọc được điều hướng tới đúng trang bạn muốn.

Broken link không chỉ khiến bạn mất cơ hội chuyển đổi mà còn ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng

3.5. Thực hiện A/B testing

Mỗi khán giả phản ứng khác nhau với các lời kêu gọi hành động khác nhau. Không có gì đảm bảo rằng một lời kêu gọi hành động này sẽ hoạt động tốt hơn một lời kêu gọi khác.

Thành công tổng thể của một lời kêu gọi hành động có thể được đo lường thông qua công thức tỷ lệ chuyển đổi tính số lần nhấp chia cho số lần hiển thị hoặc số lần CTA được nhìn thấy.

Để kiểm tra tính hiệu quả của các lời gọi hành động khác nhau trên trang web hoặc trang đích của bạn, bạn có thể thực hiện các thử nghiệm A/B testing.

Gắn UTM tracking để theo dõi hiệu quả của CTA. So sánh và đối chiếu hiệu quả của các kiểu CTA và liên tục thử nghiệm cách dùng từ ngữ, thiết kế, định dạng và vị trí để tìm ra loại CTA có tỉ lệ nhấp cao nhất.

Vậy là Vinaseco đã cung cấp những kiến thức về CTA một cách tổng quát và dễ hiểu nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này.

Bài viết cùng chủ đề