Đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu trong tổ chức như thế nào?

Đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu trong tổ chức như thế nào?

Trong mỗi doanh nghiệp việc đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu phải luôn song hành với nhau. Nếu không có sự liên kết giữa hai yếu tố này thì rất khó thành công. Vậy đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu trong tổ chức diễn ra như thế nào? Hãy cùng Vinaseco đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Đặt mục tiêu thế nào cho hiệu quả?

Quản trị theo mục tiêu (Management By Objectives - MBO) là gì?

Doanh nghiệp áp dụng quản trị mục tiêu hiệu quả là khi:

– Khát vọng của tổ chức có thể truyền tải được xuống mọi cấp qua hệ thống mục tiêu.

Mục tiêu đó giúp quản trị sự trưởng thành của tổ chức và từng cá nhân. Nếu việc đặt mục tiêu không giúp từng cá nhân phát triển hết khả năng của họ. Như vậy nhân viên vẫn chỉ chờ sếp chỉ dẫn một cách bị động thì việc quản trị mục tiêu thất bại.

Mục tiêu đặt có sự cam kết của cả tổ chức, nếu không mục tiêu đặt ra là vô ích.

Một hệ thống quản trị mục tiêu hiệu quả cần đảm bảo các tiêu chí sau:

– Là một hệ thống quản trị mục tiêu nhất quán, sử dụng một cách thống nhất từ công ty tới bộ phận. Mục tiêu có tính kế thừa, nếu không việc đặt mục tiêu vô ích.

– Mục tiêu có tính liên kết. Để bộ phận đạt mục tiêu, thì từng team và từng cá nhân cần đạt mục tiêu của riêng mình.

– Mục tiêu được chuẩn hóa cách đo lường một cách chính xác

– Mục tiêu có sự cam kết của cả tổ chức. Mỗi mục tiêu đặt ra cần có người làm chủ mục tiêu đó.

– Ưu tiên thực thi hơn việc lập kế hoạch. Kế hoạch có thể thay đổi nhưng việc thực thi phải luôn thực hiện. Tuỳ đặc thù công việc của từng bộ phận, người lãnh đạo lựa chọn quản trị theo OKR hay KPI.

Quản trị mục tiêu như thế nào?

Cách đặt mục tiêu và quản trị cho doanh nghiệp hiệu quả nhất - Tencongty.com.vn

Các mục tiêu sẽ chia thành 4 cấp. Mỗi mục tiêu đều có 2 loại là OKR và KPI.

–  Mục tiêu công ty (Company target)

– Mục tiêu bộ phận (Department target)

– Mục tiêu nhóm (Team target)

– Mục tiêu cá nhân (Personal goal).

Thiết lập cơ cấu tổ chức, metrics (chỉ số đo lường mục tiêu) và cycle (chu kỳ)

– Department (bộ phận): Là các bộ phận/ phòng ban trong công ty như Sale, Marketing, Product…

– Teams: Là các nhóm trực thuộc phòng ban

– Metrics: Là các chỉ số dùng để đo lường kết quả công việc của cá nhân/ team/ bộ phận.

– Cycle: Mục tiêu sẽ được đặt theo cycle. Cycle là một chu kỳ thời gian mà trong khoảng thời gian đó, mục tiêu đặt ra cần được hoàn thành.

Thiết lập mục tiêu cá nhân, nhóm, bộ phận và công ty

Ứng dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu cà kết quả then chốt trong doanh

Sau khi thiết lập cơ cấu tổ chức và các metrics, người dùng có thể tạo được các mục tiêu cho cá nhân. Thiết lập bằng cách điền đầy đủ 4 loại thông tin sau:

–  Mục tiêu thuộc cycle nào?

– Mục tiêu thuộc team nào?

– Loại mục tiêu là gì (OKR hay KPI)?

– Mục tiêu được tạo cho ai (bản thân mình hay người khác)?

Có hai loại mục tiêu:

– Mục tiêu dạng OKR: Các mục tiêu dạng OKR sẽ không đo lường bằng chỉ số. Nó đo lường bằng Key result. Mỗi OKR cần thiết lập các Key result tương ứng. Khi nhân viên hoàn thành 100% key result thì mục tiêu sẽ tự động hoàn thành. Cách tính: % hoàn thành mục tiêu = trung bình % hoàn thành của các key result bên trong nó.)

– Mục tiêu dạng KPI: Các mục tiêu này sẽ đo lường được bằng các chỉ số. Để hoàn thành KPI, các giá trị kết quả mà nhân sự cập nhật phải lớn hơn hoặc bằng giá trị KPI được thiết lập ban đầu. Nhân sự chỉ cần cập nhật kết quả lên hệ thống. Như vậy hệ thống sẽ tự động tính toán % hoàn thành KPI.

Quản lý mục tiêu cá nhân, nhóm và bộ phận

Các cấp lãnh đạo có thể thấy tổng quan các mục tiêu đang liên kết với nhau thế nào. Đó tính trong một chu kỳ thời gian cụ thể, thông qua các giao diện mục tiêu tổng quan. Hoặc mục tiêu theo thành thành viên, hoặc mục tiêu theo sơ đồ cây (liên kết giữa các bộ phận)

Cập nhật & đánh giá mục tiêu

Khi nhân viên thực hiện thao tác check-in (cập nhật kết quả) lên hệ thống, con số đo lường % hoàn thành mục tiêu sẽ thay đổi. Nhìn vào màu sắc và dấu hiệu cảnh báo hiển thị. Từ đó người lãnh đạo sẽ luôn biết tiến độ công việc của nhân viên.

Báo cáo mục tiêu

Cung cấp các số liệu trong cycle như: % hoàn thành của toàn công ty, hiệu suất theo từng team, từng thành viên…

Vậy là Vinaseco đã chia sẻ về cách đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu trong tổ chức. Đây là hai yếu tố phải có sự thống nhất chặt chẽ. Hi vọng bài viết sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra cách đặt mục tiêu và quản lý mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.