Điện toán đám mây là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tế nổi bật

Điện toán đám mây là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tế nổi bật

Điện toán đám mây là gì? Đây là khái niệm khá quen thuộc hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về những lợi ích của nó.

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo. Nó cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết với mạng Internet. Với mô hình điện toán đám mây, người dùng sẽ được tiếp cận các tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Nếu như đang sử dụng những ứng dụng web từ các hãng lớn như Google hoặc Microsoft thì chính bạn đang sử dụng Cloud Computing. Các ứng dụng web như Gmail, Google Calender, Hotmail, SaleForce, Dropbox và Google Docs đều dựa trên Cloud Computing bởi vì khi kết nối tới những dịch vụ đó, người dùng đã được truy cập vào những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet.

Tại sao lại dùng điện toán đám mây?

Theo cách truyền thống, những công ty lớn, những tập đoàn lớn thường cài đặt tất cả các ứng dụng hay phần mềm trên những cụm máy chủ của họ. Nếu một công ty sẽ có một hệ thống máy chủ, 2 công ty sẽ là 2, và 1000 công ty sẽ sở hữu con số máy chủ tương ứng. Bởi vậy, để giảm tải các chi phí phát sinh từ hệ thống máy chủ đồ sộ của các công ty riêng lẻ, Điện toán đám mây đã được ra đời. Và như đã nói ở trên, ”đám mây” chính là dùng để chỉ Internet, một mạng lưới gần như vô tận.

Hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng tải ứng dụng của họ lên Internet và được thêm thắt rất nhiều tính năng mới thông qua trình duyệt web. Một bằng chứng gần đây nhất chính là sự xuất hiện của Chrome OS, một hệ điều hành với giao diện và ứng dụng đầy đủ ngay trên trình duyệt web. Sớm hay muộn, bạn sẽ có thể kết nối tới bất cứ ứng dụng nào chỉ với việc thông qua trình duyệt web trên PC.

Thuật toán đám mây có gì khác biệt?

Vậy thuật toán này có điểm gì khác biệt? Nếu các doanh nghiệp áp dụng Điện toán đám mây, họ sẽ vẫn sử dụng được các ứng dụng y hệt nhưng chúng lại được đặt ở các cụm máy chủ trên Internet. Các doanh nghiệp chỉ việc kết nối qua mạng Internet. Họ không phải mất chút công sức nào để bảo trì, bảo dưỡng. Không những thế, các doanh nghiệp còn có thể cho khách hàng của họ sử dụng ứng dụng mà không phải mất công cài đặt.

Nếu là nhân viên, bạn có bao giờ nghĩ rằng công ty mà bạn đang làm sẽ sử dụng Google Docs thay vì dùng Microsoft Office hoặc Open Office không? Xu thế này đang phát triển mạnh mẽ. Đơn giản vì làm vậy thì người dùng (doanh nghiệp) không phải mất nhiều chi phí.nNhưng sẽ ra sao nếu công ty bạn muốn cung cấp dịch vụ cho người khác? Bạn sẽ có thể tận dụng sức mạnh của Điện toán đám mây bằng cách tạo ứng dụng trên Internet với những tài nguyên từ các “ông lớn” như App Engine của Google, Windows Azure của Microsoft, EC2 framework của Amazon.

Ứng dụng điện toán đám mây

Khả năng của điện toán đám mây là không thể bàn cãi. Nó có thể truy cập dữ liệu dễ dàng thông qua internet. Trong đó có nhiều ứng dụng Cloud Computing thực hiện được:

– Cơ sở dữ liệu đám mây
– Kiểm tra và phát triển website, ứng dụng
– Phân tích, vận hành Big Data
– Lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server
– Dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock…

Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây

Điện toán đám mây cũng giống như các công nghệ mới, đều được giải thích với các thuật ngữ cụ thể và các chữ viết tắt. Ba từ quan trọng, may mắn là nó đơn giản, dễ hiểu là IaaS, PaaS và SaaS.

IaaS

Infrastructure as a Service (IaaS) có nghĩa là bạn có thể truy cập đến phần cứng hệ thống mạng máy tính.

Cung cấp nhiều nguồn tài nguyên như là firewalls, load balancers, các địa chỉ IP. Nhưng hệ điều hành và các ứng dụng sẽ do bạn cài đặt và cập nhật. Điều này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc sử dụng tài nguyên vào mục đích gì.
IaaS xuất hiện rộng rãi bởi các nhà cung cấp Amazon, Memset, Google, Windows…. Một cách giúp quản lý IaaS dễ dàng hơn là phát triển các templates cho các dịch vụ đám mây. Từ đó tạo ra 1 bản kế hoạch chi tiết để xây dựng hệ thống ready-to-use. Đặc biệt là tránh tình trạng di chuyển giữa các đám mây khác nhau.

PaaS

Platform as a Service (PaaS) hỗ trợ người sử dụng cloud computer bằng các hệ điều hành. Ngoài ra còn CSDL, máy chủ web và môi trường lập trình. Hơn nữa, nó cho phép bạn tập trung vào các ứng dụng cụ thể. Cho phép các nhà cung cấp đám mây quản lý và đo đạc 1 cách tự động.

Vậy PaaS có thể cho phép bạn tập trung hơn vào ứng dụng hơn là phí thời gian cho hệ điều hành. Các nhà cung cấp IaaS cũng cung cấp PaaS. Từ đó giúp bạn giảm tải công việc.

SaaS

Software as a Service (SaaS) là sự lựa chọn phù hợp nhất khi bạn muốn tập trung vào người dùng cuối. Giúp cho bạn truy cập đến các phần mềm trên nền tảng đám mây. Hơn nữa nó không cần quản lý cơ sở hạ tầng và nền tảng nó đang chạy.

Điều này có nghĩa là nó dễ dàng truy cập và có khả năng mở rộng. Có rất nhiều ví dụ về SaaS gồm email, phần mềm văn phòng và các công cụ kiểm toán.

Các “as a service” khác

Khi mô tả về điện toán đám mây, người ta hay thêm vào “as a service” phía sau để định nghĩa nó là 1 hệ thống mạng toàn cầu hơn là ngồi trên máy tính trong văn phòng. Từ “Storage as a service” (STaaS), “Data as a service” (DaaS) đến “Security as a service” (SECaaS), có rất nhiều biến thể từ 3 dạng gốc nói trên.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.