Đừng triển khai CRM nếu bạn chưa biết 5 lý do thất bại này
Triển khai CRM cần 3 yếu tố: Chiến lược; con người và công nghệ (Phần mềm CRM). Vì vậy, đầu tiên cần khẳng định để triển khai CRM thành công không phải chỉ cần một phần mềm CRM là xong giống như khá nhiều Doanh nghiệp Việt Nam đang mặc định là như vậy. Cùng Vinaseco tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Triển khai một hệ thống Quản trị khách hàng (CRM) có thể được coi là chiến lược hoăc một dự án đầu tư quan trọng của Doanh nghiệp. Triển khai thành công CRM là một việc thực sự không dễ vì cần đảm bảo nhiều yếu tố.
Trước hết hãy cùng tìm hiểu những lý do khiến việc triển khai thất bại để doanh nghiệp tránh đi vào vết xe đổ của nhiều Doanh nghiệp khác nhé.
1. Xây dựng mục tiêu kỳ vọng cho việc triển khai CRM
Một số Doanh nghiệp tiếp cận CRM theo hướng là một file google sheet mở rộng nên không đặc mục tiêu kỳ vọng gì nhiều. Khi không có mục tiêu cụ thể sẽ như một trận bóng không có khung thành đối phương các cầu thủ cứ chạy vòng quanh và không phối hợp với nhau.
Một số mục tiêu sau 06 tháng cụ thể ví dụ như sau:
- Tăng tỷ lệ Chốt sale từ 10% lên 11%
- Tăng số lượng Leads từ 1000 lên 1200/Tháng
- Tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại từ 20% lên 22%
2. Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể
Để đưa phần mềm CRM có thể vận hành trong thực tế có rất nhiều công việc tiểu tiết cần hoàn thành. Ví dụ như nhập khẩu khách hàng; nhập khẩu hàng hoá; phân quyền phòng ban; thiết lập KPI ….
Trong mỗi công việc như Nhập khẩu khách hàng lại có các công việc phụ như: Nhập khẩu thế nào để có thể phân loại khách hàng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch Marketing sau này? Phân loại thế nào để sau này dễ dàng ra các báo cáo quản trị để phân tích khách hàng?
Có rất nhiều công việc phụ như trên nên nếu Doanh nghiệp không xây dựng một kế hoạch công việc cụ thể; có người thực hiện; có deadline sẽ dẫn đến vài tháng trôi qua mà phần mềm CRM vẫn dậm chân tại chỗ. Nhân viên các phòng ban thì vẫn bận rộn với vòng quay công việc cũ nên không chú tâm dành thời gian cho CRM.
Tất yếu là nhân viên và Doanh nghiệp không nhận được lợi ích từ CRM mang lại. Do chưa vượt qua được “giai đoạn đầu gian khó” và kết luận rằng không dùng được CRM.
3. Bỏ qua việc xây dựng Quy trình cho hệ thống quản trị chăm sóc khách hàng
CRM có tốt đến đâu dù Doanh nghiệp có bỏ tiền mua SalesForce chi phí lên tới cả 1200 USD/ User/Năm cũng vẫn chỉ là một công cụ giúp thực hiện quy trình của doanh nghiệp và ý đồ của Ban giám đốc một cách hiệu quả hơn. Nếu thiếu hệ thống Quy trình chi tiết được thiết kế theo hành trình khách hàng hệ thống CRM sẽ không thể chạy được.
Trong hành trình khách hàng ở mỗi điểm chạm với Doanh nghiệp khách hàng sẽ mong muốn được tiếp xúc với Doanh nghiệp theo một kênh riêng.
4. Doanh nghiệp thiếu một CRM Manager hoặc người có mong muốn trở thành CRM Manager
Giống như các vị trí Quan trọng khác trong Doanh nghiệp như CMO, CXO, …. Doanh nghiệp cũng cần một CRM Manager_ người có hiểu biết về CRM. CRM Manager là người đưa ra các ý tưởng và chiến lược về hệ thống quản trị khách hàng; đưa ra các bộ chỉ số để đánh giá sức khoẻ quản trị và chăm sóc khách hàng của Doanh nghiệp.
Crm Manager cần là người sâu sát và hiểu rất rõ về giá trị của CRM. Họ là người thúc đẩy, kiểm tra, liên tục bám sát với hệ thống CRM để đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
CRM Manager cũng là người sẽ truyền thông để nhân sự các phòng ban như sale; chăm sóc khách hàng hiểu rằng hệ thống CRM được đưa vào vận hành không phải chỉ có mục tiêu để công ty quản lý. Mà mục tiêu đầu tiên là để nhân viên có thêm một người trợ lý, có thêm một công cụ có thể Automation một số tác vụ, giúp cho việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng được cải thiện. Và hệ quả tất yếu là Doanh số tăng thu nhập của chính đội ngũ nhân viên được cải thiện.
5. Phần mềm CRM không phù hợp
Mỗi doanh nghiệp có rất nhiều yêu cầu quản lý mà nhu cầu quản lý khách hàng là một nhu cầu trong đó và mỗi doanh nghiệp lại có đặc thù quản lý khác nhau. Mỗi nhà cung cấp CRM đều có thế mạnh ưu nhược điểm riêng.
Vì vậy trước khi lựa chọn nhà cung cấp CRM doanh nghiệp nên bỏ thời gian làm việc với ít nhất 2-3 nhà cung cấp; lắng nghe giải pháp của họ và cần gạch đầu dòng cụ thể những gì kỳ vọng ở một hệ thống CRM. Rồi chọn Nhà cung cấp có giải pháp phù hợp nhất với đặc thù của mình. Bên cạnh các yếu tố về thương hiệu và dịch vụ Support.
Có một vài lý do chính do phần mềm CRM không phù hợp như sau:
- Ban đầu Doanh nghiệp chỉ có ý định triển khai CRM. Nhưng sau khi làm việc thực tế các doanh nghiệp có thêm một số yêu cầu nội bộ. Và Doanh nghiệp bỗng dưng muốn tận dụng và biến CRM thành một giải pháp All in one. Và xa rời mục tiêu ban đầu của mình.
- Phần mềm CRM khó sử dụng không thân thiện với người dùng.
- Phần mềm CRM thiếu các tính năng Automation không giúp người quản trị đưa ra các quyết định quản trị.
Trên đây là bài chia sể từ Vinaseco.
Nếu còn thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm thông tin. Vui lòng liên hệ 02473.00.10.99
Chúc bạn thành công!!!
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
14.219 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.304 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
78 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
35 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
5 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
3 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
10.851 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
5 Comments