Employer branding là gì? 5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng theo tư duy Marketing

Employer branding là gì? 5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng theo tư duy Marketing

Đối với doanh nghiệp, việc thu hút ứng viên tiềm năng là một việc giữ vai trò quan trọng. Trong cuộc cạnh tranh nhân lực đó, một chiến lược Employer Branding được đặt ra để doanh nghiệp có thể thu hút những ứng viên tiềm năng, cũng như giữ chân những nhân viên hiện tại. Vậy Employer Branding là gì? Các bước để xây dựng thương hiệu tuyển dụng như thế nào? Bài viết dưới đây Vinaseco sẽ giúp bạn giải đám các thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Employer Branding là gì?

Employer Branding (Xây dựng thương hiệu tuyển dụng) là tất cả những hoạt động doanh nghiệp làm với mục đích quảng bá hình ảnh đặc trưng của mình đến người tìm việc và các ứng viên tiềm năng.

Việc đầu tư đúng đắn vào Employer Branding sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí tuyển dụng và đào tạo, đồng thời tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài. Do đó bạn cần cho ứng viên thấy được những giá trị khác mà doanh nghiệp mình có khả năng cung cấp. Đó có thể là: cơ hội phát triển và học hỏi, lịch làm việc linh hoạt và chủ động, môi trường làm việc sáng tạo và thử thách…

Bất cứ yếu tố nào đủ thuyết phục những ứng viên tiềm năng quyết định từ chối mức lương cao hơn để làm việc cho bạn, đó sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong cuộc chiến thu hút nhân tài. Đó là lí do các doanh nghiệp nên đầu tư vào Employer Branding.

5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng theo tư duy Marketing

Với xu hướng cạnh tranh nhân lực hiện nay, chúng ta cần nhìn nhận Employer Branding tương tự như hoạt động Marketing. Nhưng thay vì khách hàng, đối tượng mà chúng ta cần thu hút và giữ chân là ứng viên.

Trong chiến lược Employer Branding được giới thiệu dưới đây, chúng ta cũng sẽ tiếp cận dưới góc độ tương tự, với các mô hình như: Chân dung ứng viên hay Định vị giá trị nhân sự EVP.

Dưới đây là 5 bước chiến lược bạn có thể áp dụng khi thực hiện xây dựng thương hiệu tuyển dụng.

Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược thương hiệu tuyển dụng

Trước hết, Khi xây dựng chiến lược Employer Branding, bạn cần xác định xem mục tiêu của mình là gì. Một số mục tiêu phổ biến bao gồm:

  • Nhận được nhiều đơn xin việc hơn
  • Có thêm nhiều ứng viên chất lượng cao
  • Tăng mức độ tương tác trực tuyến
  • Tăng mức độ tương tác của ứng viên
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu của nhà tuyển dụng
  • Tạo niềm tin với các ứng viên hiện tại
  • Nhận được nhiều khách truy cập website tuyển dụng của công ty hơn
  • Tăng tỷ lệ giới thiệu công việc
  • Tăng tỷ lệ chấp nhận offer

Bước 2: Xây dựng chân dung ứng viên

Xác định mô tình tính các ứng viên của bạn là một bước không thể thiếu. Nếu không biết ứng viên lý tưởng của mình là ai, bạn sẽ không thể gửi đúng thông điệp đến những ứng viên mà bạn muốn thu hút.

Bước 3: Xác định EVP

Bạn có biết tại sao nhân viên hiện tại lại chọn bạn trong hàng loạt tổ chức bên ngoài? Bạn có biết tại sao họ ở lại? Họ thích điều gì nhất ở bạn với tư cách là nhà tuyển dụng? Đây là những câu hỏi bạn cần trả lời để thiết lập định vị giá trị nhân sự của bạn, gọi tắt là EVP (tiếng Anh: Employee Value Propositions). Hiểu đơn giản, EVP là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tuyển dụng, giúp một nhà tuyển dụng trở nên nổi bật và khác biệtDưới đây là 5 yếu tố chính của một mô hình EVP:

  • Chế độ lương thưởng
  • Chế độ đãi ngộ
  • Sự nghiệp
  • Mội trường làm việc
  • Văn hóa

Bước 4: Xác định kênh quảng bá thương hiệu tuyển dụng

Sau khi xác định được EVP, bước tiếp theo là xác định kênh quảng bá cho thương hiệu tuyển dụng. Chúng ta có khoảng 10 điểm chạm giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc. Trong số đó, có nhiều điểm chạm đồng thời cũng là kênh quảng bá cho thương hiệu tuyển dụng. Các kênh quảng bá phổ biến như sau:

Thông thường, nỗ lực của các nhà tuyển dụng bao gồm:

  • Xây dựng và quản lý các kênh tự chủ như: website công ty, hội thảo tuyển dụng, quy trình ứng tuyển của công ty.
  • Theo dõi và điều hướng các kênh cộng đồng như: mạng xã hội, kênh lan truyền của nhân viên nội bộ.
  • Đo lường và tối ưu hiệu quả trên các kênh trả phí như: quảng cáo tuyển dụng trên Facebook, các job site tuyển dụng trả phí.

Bước 5: Đo lường hiệu quả chiến lược Employer Branding

Không đo lường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể cải thiện mức độ hiệu quả tuyển dụng. Dựa trên các mục tiêu mà bạn đã thiết lập ở bước đầu tiên, bạn nên đo lường mức độ thành công của chiến lược Employer Branding của mình.

Ngày nay, có rất nhiều giải pháp công nghệ giúp các chuyên gia nhân sự xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Các Giải pháp có khả năng đo lường và báo cáo những chỉ số quan trọng nhất trong tuyển dụng nhân sự, bao gồm:

  • So sánh chi phí từ các kênh tuyển dụng
  • Số lượng ứng viên từ các nguồn
  • Trạng thái và tỉ lệ chuyển đổi của các vị trí tuyển dụng

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của Vinaseco về Employer Branding và các bước xây dựng nó. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.