Giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ – Số hóa doanh nghiệp 4.0

Giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ – Số hóa doanh nghiệp 4.0 là xu hướng phát triển được quan tâm hàng đầu trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay vì những lợi ích “khủng” mà nó mang lại. Ngày 18/5/2016, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đổi mới quốc gia đến năm 2025; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đạt xếp hạng trong 15 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới nổi của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tự tạo ra sức bật phát triển với cốt lõi là việc số hóa doanh nghiệp trên mọi phương diện. Tuy vậy, các doanh nghiệp còn rất nhiều băn khoăn trong việc thực thi sứ mệnh này. Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu về giải pháp này trong bài viết dưới đây!

1. Số hóa doanh nghiệp là gì trong giải pháp cho doanh nghiệp

Giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ – Số hóa doanh nghiệp 4.0

1.1. Định nghĩa

Số hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là chuyển đổi các văn bản bằng giấy hoặc, các file âm thanh chuyển sang dạng kỹ thuật số trên máy tính. Dữ liệu số sẽ được lưu trữ trên nền tảng data warehouse.

Giải pháp cho doanh nghiệp chính là số hóa. Nếu như các dữ liệu không được số hóa, hệ thống sẽ không có dữ liệu để hoạt động.

1.2. Lợi ích của việc số hóa doanh nghiệp

  • Tăng năng suất công việc
  • Tăng cường tính bảo mật trong doanh nghiệp
  • Cải thiện khả năng ứng biến trước khó khăn của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới
  • Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
  • Tiết kiệm chi phí không cần thiết
  • Tăng sức cạnh tranh toàn cầu

2. Thực trạng các công ty khi thực hiện số hóa

Với các doanh nghiệp theo hướng quản lý truyền thống; việc chuyển đổi khối lượng dữ liệu khổng lồ sang dạng kỹ thuật số gây ra rất nhiều trở ngại. Theo một khảo sát gần đây của Jabil, một doanh nghiệp chuyên thiết kế mảng thông tin điện tử trên toàn cầu; những khó khăn một công ty gặp phải trong quá trình số hóa là:

  • Thiếu kinh phí
  • Chưa có kế hoạch rõ ràng
  • Thiếu nhân lực về mảng công nghệ
  • Không có kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp số
  • Đẩy lùi động lực của nhân viên

3. Giải pháp cho doanh nghiệp

3.1. Giải pháp chi phí

Phần lớn khó khăn về chi phí của chuyển đổi số nằm ở bước Số hóa và Tích hợp hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; đa phần do thiếu sự định hướng về chuyển đổi số nên chưa biết phải mua sắm các trang thiết bị gì, giá cả bao nhiêu và để làm gì. Ngoài ra, vấn đề chi phí nhân lực cũng là một bài toán khó cần phải giải quyết.

Trên thực tế, hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp bằng phương thức chuyển đổi số. Tuy vậy, nếu như không có sự hiểu biết về mặt công nghệ thì khó có thể kiểm soát được tốt chi phí.

Do đó, theo quan điểm của Vinaseco; muốn tối ưu hóa được chi phí trong chuyển đổi số, quan trọng nhất là người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận IT phải có được cái nhìn rõ ràng nhất về chuyển đổi số. Từ đó, họ mới có cái nhìn tổng thể để tối ưu hóa được tốt các khoản chi cho các phần mềm, từ đó tối ưu hóa chi phí cho khách hàng.

Và nên nhớ rằng, chi phí cho chuyển đổi số là đầu tư vào các giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp; không phải để mua các trang thiết bị hay phần mềm công nghệ đắt tiền.

3.2. Giải pháp cho doanh nghiệp bằng công nghệ

Một khi đã xác định rằng sẽ thực hiện chuyển đổi số; các doanh nghiệp nên có một bản kế hoạch thật cụ thể về việc sẽ sử dụng công nghệ nào trong quá trình chuyển đổi số. Khi bắt đầu chuyển đổi số; nên chú trọng nguồn lực vào những vấn đề sau:

  • Khả năng thích hợp dữ liệu: Đây là bước cực kỳ quan trọng; giúp thông tin trong các doanh nghiệp được tập trung một cách hiệu quả để bắt đầu khai thác trước khi bắt đầu tiến hành khai thác dữ liệu.
  • Sử dụng AI: Sau khi khai thác dữ liệu xong; các phần mềm AI sẽ được áp dụng, nhằm dự đoán; đưa ra lời khuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mình. Các công nghệ có thể được áp dụng là: IOT, NLP, Blockchain. Có thể nói; việc sử dụng AI chính là kết quả đánh dấu cả quá trình chuyển đổi số thành công. Từ đó; doanh nghiệp sẽ có được sự trợ giúp đắc lực của công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên trơn tru và hiệu quả hơn.

3.3. Giải pháp nguồn nhân lực 

  • Triển khai đào tạo cho nhân viên: Các doanh nghiệp nên áp dụng các chương trình đào tạo cho nhân viên; để làm quen dần với sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh số.
  • Áp dụng phương thức 3P: làm giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương pháp tính lương 3P sẽ phát huy hiệu quả cho việc tận dụng nguồn nhân lực. Phương pháp này bao gồm: Pay for position (trả lương theo vị trí công tác); Pay for Person (trả lương theo năng lực); và Pay for performance (trả lương theo KPI). Dựa theo các thông số đã có về thị trường nhân lực nói chung và tình hình nhân sự trong nội bộ công ty; mức lương của nhân viên sẽ được quyết định dựa trên 3 tiêu chí này. Các nhân sự sẽ có thêm động lực để cố gắng hơn; nâng cao bảng lương của mình.
  • Giữ vững văn hóa doanh nghiệp: Phong cách làm việc là điểm đặc trưng của mỗi doanh nghiệp trên thị trường; với ảnh hưởng lớn lên phong thái; cũng như thái độ làm việc của mỗi nhân viên trong công ty. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho quá trình chuyển đổi số được xuyên suất từ trên xuống dưới; giảm thời gian và tăng hiệu quả.

Vậy là Vinaseco đã cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quát nhất về số hóa doanh nghiệp. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu vấn đề này.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.