Hàm VLOOKUP cách sử dụng và ví dụ cụ thể

VLOOKUP là một trong những hàm Excel hữu ích nhất nhưng lại ít người hiểu về nó. Trong bài viết này, Vinaseco sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hàm VLOOKUP bằng các ví dụ thực tế, như xếp loại học sinh, nhân viên bằng cách dùng hàm VLOOKUP.

1. Hàm VLOOKUP là gì?

Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm dữ liệu trong Excel. Tôi giả định rằng bạn đã có kiến thức nền về Excel và có thể sử dụng những hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, và TODAY. Một trong những chức năng thông dụng nhất của VLOOKUP là một hàm dữ liệu, nghĩa là nó sẽ hoạt động dựa trên những bảng cơ sở dữ liệu hoặc đơn giản hơn là danh sách các hạng mục. Danh sách có rất nhiều loại. Bạn có thể lập bảng về nhân sự trong công ty, các loại mặt hàng sản phẩm, danh sách khách hàng, hoặc bất kỳ cái gì cũng được. Và dưới đây là danh sách những sản phẩm của công ty A đang bán trên thị trường:

Danh sách sản phẩm

Bảng cơ sở dữ liệu thường có những dấu hiệu nhận biết cho từng sản phẩm. Ở bảng dữ liệu trên, dấu hiệu nhận biết đặc biệt là cột “Item Code” (Mã sản phẩm).

Chú ý: Để có thể sử dụng hàm VLOOKUP thì bảng dữ liệu phải có cột chứa dấu hiệu nhận biết như mã hoặc ID, và buộc phải là cột đầu tiên như bảng trên.

2. Cách dùng hàm VLOOKUP

2.1. Công thức của hàm VLOOKUP trong Excel 2016, 2013, 2010, 2007, 2003

Hàm VLOOKUP trong Excel có công thức như sau:

=VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

Trong đó:

  • VLOOKUP: Là tên hàm
  • Các tham số in đậm bắt buộc phải có.
  • lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
  • table_array: Bảng chứa giá trị cần dò tìm, để ở dạng giá trị tuyệt đối với dấu $ đằng trước, ví dụ: $A$3:$E$40.
  • col_index_num: Thứ tự của cột chứa giá trị dò tìm trên table_array. Ví dụ trong bảng $A$3:$E$40, cột B chứa giá trị cần dò tìm thì col_index_num ở đây sẽ là 2; bảng $C$3:$F$40, cột E chứa giá trị dò tìm, thì col_index_num ở đây là 3.
  • range_lookup: Là phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối). Tham số này không bắt buộc phải luôn có trong công thức.

Dò tìm tương đối chỉ có thể áp dụng khi giá trị cần dò tìm trong table_array đã được sắp xếp theo thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần hay theo bảng chữ cái). Với những bảng như vậy bạn có thể dùng dò tìm tương đối, khi đó nó tương tự như dùng hàm IF vô hạn vậy. Đối với các giá trị cần dò tìm không thể hoặc chưa được sắp xếp hãy dùng dò tìm tuyệt đối để tìm chính xác giá trị.

2.2. VD1: Sử dụng hàm VLOOKUP để đánh giá xếp loại của học sinh, nhân viên:

Giả sử, bạn có bảng điểm học sinh như sau:

STTHọ và tênĐiểm TBXếp loại
1Nguyễn Hoàng Anh9.1
2Trần Vân Anh8.3
3Nguyễn Quanh Vinh9.5
4Trần Hồng Quang8.6
5Đỗ Thanh Hoa5.0
6Lê Hồng Ngọc4.5
7Đoàn Thanh Vân7.2
8Ngô Ngọc Bích0.0
9Hoàng Thu Thảo6.6
10Đinh Minh Đức8.7

Và bảng quy định xếp loại như sau:

Quy định xếp loại
0Yếu
5.5Trung bình
7Khá
8.5Giỏi

Giờ ta sẽ sử dụng hàm VLOOKUP để nhập xếp loại cho các học sinh. Bạn để ý thấy rằng bảng quy định xếp loại đã được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao (từ yếu đến giỏi) nên trong trường hợp này ta có thể dùng dò tìm tương đối.

Trong Excel 2 bảng này được trình bày như sau:

Ở đây, giá trị cần dò tìm nằm ở cột C, bắt đầu từ dòng thứ 6. Phạm vi tìm kiếm là $A$18:$B$21, thứ tự cột chứa giá trị dò tìm là 2.

Tại ô D6, bạn nhập vào công thức: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,1). Đây là công thức dò tìm tương đối, bạn có thể thực hiện dò tìm tuyệt đối nếu muốn (hoặc do bảng xếp loại chưa được sắp xếp theo thứ tự) bằng cách thêm 0 vào công thức như thế này: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,0). Nhấn Enter.

Nhấp chuột vào ô D6, xuất hiện ô vuông nhỏ ở góc dưới bên phải, bạn nhấp chuột vào đó và kéo dọc xuống hết bảng để sao chép công thức xếp loại cho những học sinh còn lại.

Khi đó, ta có kết quả dùng hàm VLOOKUP để xếp loại học lực học sinh như sau:

Bạn có thắc mắc tại sao phải sử dụng $ trước C6 không? $ sẽ giúp cố định cột C, chỉ thay đổi các hàng khi bạn kéo công thức xuống toàn bảng. Còn $A$18:$B$21 để giúp cố định bảng quy định xếp loại, khiến nó không bị thay đổi khi bạn kéo công thức.

2.4. VD2: Sử dụng VLOOKUP dò tìm tuyệt đối để lấy dữ liệu

Giả sử, bạn có một bảng dữ liệu nhân viên, lưu trữ mã nhân viên, họ tên, chức vụ. Một bảng khác lưu trữ mã nhân viên, quê quán, trình độ học vấn. Giờ bạn muốn điền thông tin quê quán, trình độ học vấn cho từng nhân viên thì phải làm như thế nào?

Giả sử bạn có bảng nhân viên và quê quán nhân viên như sau:

Giờ bạn muốn điền thông tin quê quán cho nhân viên. Tại ô D4, bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối như sau: =Vlookup($A4,$A$16:$C$25,2,0)

Rồi nhấn Enter. Nhấp vào ô vuông nhỏ xuất hiện dưới góc ô D4 và kéo xuống toàn bảng để sao chép công thức cho các nhân viên khác.

Để điền thông tin trình độ cho các nhân viên, tại ô E4 bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối: =VLOOKUP($A4,$A$16:$C$25,3,0)

Bạn tiếp tục nhấn Enter và kéo xuống để sao chép công thức cho những nhân viên còn lại, ta sẽ được kết quả như sau:

2.5. VD3: Dùng VLOOKUP để trích xuất dữ liệu

Tiếp tục với bộ dữ liệu của ví dụ 2, giờ ta sẽ đi tìm quê quán của 3 nhân viên là Nguyễn Hoàng Anh, Trần Vân Anh và Nguyễn Quang Vinh. Mình đã trích xuất ra thành một bảng mới F15:G18.

Việc dò tìm này mình sẽ thực hiện trên bảng A3:E13, sau khi đã được điền quê quán và trình độ. Lúc này, bạn nhập công thức dò tìm tuyệt đối sau vào ô G16: =VLOOKUP($F16,$B$3:$E$13,3,0) > nhấn Enter.

Sao chép công thức cho 2 nhân viên còn lại ta được kết quả như sau:

Lưu ý trong ví dụ này, giá trị dò tìm nằm ở cột B, vì thế vùng dò tìm ta tính từ cột B mà không tính từ cột A.

2.6. VD4: Dùng hàm VLOOKUP trên 2 sheet Excel khác nhau

Quay lại với bộ dữ liệu ở ví dụ 2 sau khi nhân viên được điền xong trình độ và quê quán.

Ở một sheet khác của bảng tính, bạn cần lấy thông tin về trình độ và chức vụ của nhân viên với thứ tự sắp xếp của nhân viên đã thay đổi. Đây mới là lúc bạn thấy được sức mạnh thực sự của hàm VLOOKUP.

Để dò tìm dữ liệu về “Trình độ” của nhân viên, bạn nhập công thức: =VLOOKUP($B4,Sheet1!$B$3:$E$13,4,0) vào ô C4 của sheet 2.

Trong đó:

  • B4 là cột chứa giá trị dùng để dò tìm.
  • Sheet1 là tên sheet chứa bảng có giá trị cần dò tìm, sau tên sheet bạn thêm dấu !
  • $B$3:$E$13 là bảng chứa giá trị dò tìm và sheet chứa bảng.
  • 4 là số thứ tự của cột “Trình độ”, tính từ cột “Họ và tên” trên sheet 1.
  • 0 là dò tìm tuyệt đối.

Nhấn Enter, rồi sao chép công thức cho toàn bộ nhân viên còn lại trong bảng, ta được kết quả như sau:

Để dò tìm dữ liệu “Chức vụ” của nhân viên, tại ô D4 của sheet 2, bạn nhập vào công thức: =VLOOKUP($B4,Sheet1!$B$3:$E$13,2,0), nhấn Enter.

Sao chép công thức cho các nhân viên còn lại, ta được như sau:

3. Sử dụng hàm VLOOKUP để làm gì?

Trước tiên chúng ta cần tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi “chúng ta sử dụng hàm VLOOKUP để làm gì?”.

Hàm VLOOKUP được sử dụng để hỗ trợ tra cứu thông tin trong một trường dữ liệu hoặc danh sách dựa vào những mã định danh có sẵn.

Ví dụ, chèn hàm VLOOKUP kèm theo mã sản phẩm vào một bảng tính khác, nó sẽ hiển thị thông tin của sản phẩm tương ứng với mã đó. Những thông tin đó có thể là mô tả, giá thành, số lượng tồn kho, tùy theo nội dung công thức mà bạn viết.

Trên đây là những chia sẻ của Vinaseco. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

 

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.