Internet of Things (IoT) là gì?

Internet of Things (IoT) là gì?

Internet of Things (IoT) là gì? Và nó có ứng dụng như thế nào trong công việc? Bài viết dưới đây Vinaseco sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Internet-of-Things

Internet vạn vật là cách gọi tắt của cụm từ Mạng lưới vạn vật kết nối internet. Tên tiếng Anh được phiên dịch là Internet of Things (IoT).

IoT là một liên mạng. Trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là thiết bị kết nối và thiết bị thông minh), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính. Qua đó cho phép các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.

Định nghĩa của tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IoT-GSI)

IoT là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin. Nó hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp, và với mục đích ấy một “vật” là “một thứ trong thế giới thực (vật thực) hoặc thế giới thông tin (vật ảo), mà vật đó có thể được nhận dạng và được tích hợp vào một mạng lưới truyền thông.

Mục đích của IoT

– Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc được điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng hiện hữu. Tạo cơ hội cho thế giới thực được tích hợp trực tiếp hơn vào hệ thống điện toán. Hệ quả là hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh tế được tăng cường. Bên cạnh còn giảm thiểu sự can dự của con người.

– Khi IoT được gia tố cảm biến và cơ cấu chấp hành, công nghệ này trở thành một dạng thức của hệ thống ảo-thực với tính tổng quát cao hơn. Nó bao gồm luôn cả những công nghệ như điện lưới thông minh, nhà máy điện ảo. Hay cả nhà thông minh, vận tải thông minh và thành phố thông minh.

– Mỗi vật được nhận dạng riêng biệt trong hệ thống điện toán nhúng. Chúng có khả năng phối hợp với nhau trong hạ tầng Internet hiện hữu. Chuyên gia dự báo Internet Vạn Vật sẽ ôm trọn chừng 30 tỉ vật trước năm 2020.

– IoT cung cấp kết nối chuyên sâu cho các thiết bị, hệ thống và dịch vụ, kết nối này mang hiệu quả vượt trội so với kiểu truyền tải máy-máy(M2M), đồng thời hỗ trợ da dạng giao thức, miền (domain), và ứng dụng.

Kết nối các thiết bị nhúng này (luôn cả các vật dụng thông minh), được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên tự động hóa trong hầu hết các ngành, từ những ứng dụng chuyên sâu như điện lưới thông minh, mở rộng tới những lĩnh vực khác như thành phố thông minh.

Ví dụ về IoT

– Một vật trong IoT có thể là một người với một trái tim cấy ghép

– Một con vật ở trang trại với bộ chip sinh học

– Một chiếc xe với bộ cảm ứng tích hợp cảnh báo tài xế khi bánh xe xẹp

– Khái quát lại: Bất kỳ vật thể tự nhiên hay nhân tạo nào mà có thể gán được một địa chỉ IP và cung cấp khả năng truyền dữ liệu thông qua mạng lưới.

Cho đến nay, IoT là những liên kết máy-đến-máy (M2M) trong ngành sản xuất, công nghiệp năng lượng, kỹ nghệ xăng dầu.  Khả năng sản phẩm được tích hợp máy-đến-máy thường được xem như là thông minh. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện hữu, các thiết bị này thu thập dữ liệu hữu ích rồi sau đó tự động truyền chúng qua các thiết bị khác.

– Các ví dụ gần gũi trong cuộc sống hiện nay:

Nhà thông minh được trang bị những tính năng như kiểm soát và tự động bật tắt đèn, lò sưởi (giống như bộ ổn nhiệt thông minh)

Hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không khí, và thiết bị gia dụng như máy giặt/ sấy quần áo, máy hút chân không, máy lọc không khí, lò nướng, hoặc tủ lạnh/ tủ đông có sử dụng Wi-Fi để theo dõi từ xa.

Đặc điểm của IoT

– Thông minh

Tương lai của IoT có thể là một mạng lưới các thực thể thông minh có khả năng tự tổ chức và hoạt động riêng lẻ tùy theo tình huống, môi trường, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, dữ liệu.

Việc tích hợp trí thông minh vào IoT còn có thể giúp các thiết bị, máy móc, phần mềm thu thập và phân tích các dấu vết điện tử của con người khi chúng ta tương tác với những thứ thông minh, từ đó phát hiện ra các tri thức mới liên quan tới cuộc sống, môi trường, các mối tương tác xã hội cũng như hành vi con người.

– Kiến trúc dựa trên sự kiện

Các thực thể, máy móc trong IoT sẽ phản hồi dựa theo các sự kiện diễn ra trong lúc chúng hoạt động theo thời gian thực.

– Là một hệ thống phức tạp

IoT bao gồm một lượng lớn các đường liên kết giữa những thiết bị, máy móc, dịch vụ với nhau, ngoài ra còn bởi khả năng thêm vào các nhân tố mới.

– Kích thước

Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng. Một con người sống trong thành thị có thể bị bao bọc xung quanh bởi 1000 đến 5000 đối tượng có khả năng theo dõi.

– Vấn đề không gian, thời gian

Trong IoT, vị trí địa lý chính xác của một vật nào đó là rất quan trọng.

Hiện nay, Internet chủ yếu được sử dụng để quản lý thông tin được xử lý bởi con người. Do đó những thông tin như địa điểm, thời gian, không gian của đối tượng không mấy quan trọng. Bởi người xử lý thông tin có thể quyết định các thông tin này có cần thiết hay không. Nếu cần thì họ có thể bổ sung thêm.

Trong khi đó, IoT về lý thuyết sẽ thu thập rất nhiều dữ liệu. Trong đó có thể có dữ liệu thừa về địa điểm. Và việc xử lý dữ liệu đó được xem như không hiệu quả. Ngoài ra, việc xử lý một khối lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn đủ để đáp ứng cho hoạt động của các đối tượng cũng là một thách thức hiện nay.

– Luồng năng lượng mới

Hiện nay, IoT đang trải qua giai đoạn phát triển “bộc phát”. Điều này xảy ra nhờ vào một số nhân tố: IPv6, 4G, chi phí, tính sẵn có của công nghệ. Trong 5 năm tiếp theo, bạn sẽ thấy ngày càng có nhiều thiết bị trên thị trường. IPv6 cần thiết cho tương lai của IoT. Với IPv6 chúng ta sẽ có lượng địa chỉ phong phú. Điều này sẽ mở ra khả năng gán địa chỉ cho mỗi thiết bị (gadget) và chip. Các giải pháp sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Có thể phục hồi đến từng mục địa chỉ riêng và phạm vi phát triển vô cùng to lớn.

Tóm lại, khi tự động hóa có kết nối internet được triển khai đại trà ra nhiều lãnh vực, IoT được dự báo sẽ tạo ra lượng dữ liệu lớn từ đa dạng nguồn. Từ đó kéo theo sự cần thiết cho việc kết tập dữ liệu nhanh. Gia tăng thêm nhu cầu đánh chỉ mục, lưu trữ, xử lý các dữ liệu hiệu quả hơn. Internet Vạn Vật hiện nay là một trong các nền tảng của Thành phố Thông minh và các Hệ thống Quản lý Năng lượng Thông minh.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.