Landing page là gì? Bí quyết thiết kế landing page tối ưu chuyển đổi

Landing page là một công cụ đắc lực để chuyển đổi những người truy cập thành lead (khách hàng tiềm năng). Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu trong bài viết này những kiến thức cơ bản nhất về landing page và cách thiết kế landing page hiệu quả gia tăng chuyển đổi.

1. Landing page là gì?

Landing page là thuật ngữ phổ biến trong hoạt động digital marketing. Trong digital marketing, landing page là một công cụ phổ biến và đắc lực để chuyển đổi những người truy cập thành lead (khách hàng tiềm năng).

Landing page (hay còn gọi là trang đích) là một trang web độc lập, được tạo riêng cho một chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo có nội dung tập trung nhằm thu hút và dẫn dắt người đọc thực hiện mục tiêu chuyển đổi cụ thể theo ý muốn của marketer.

2. Lợi ích của landing page là gì?

2.1. Landing page giúp chuyển đổi khách truy cập trang thành khách hàng

Dù khách truy cập có đến từ một bài đăng trên mạng xã hội, một quảng cáo trả phí, hay một bài blog thì khi đối tượng tới được trang đích họ sẽ bị thuyết phục để thực hiện các hành động chuyển đổi.

Trang đích thường được xây dựng hướng tới một phân đoạn đối tượng cụ thể để tập trung cung cấp nội dung thuyết phục nhóm đối tượng đó thực hiện một hành động hoặc đưa ra quyết định cụ thể. Thực tế thì quyết định đó có thể là bất cứ điều gì như mua hàng, tải xuống Ebook, đăng ký tham giá một sự kiện…

Tóm lại, trang đích là các trang web độc lập được sử dụng để chuyển đổi lưu lượng truy cập web thành khách hàng tiềm năng (khách hàng tiềm năng) và bán hàng — và cuối cùng, trở thành những người hâm mộ cuồng nhiệt thương hiệu của bạn!

Trong thế giới công nghệ và kỹ thuật số hiện nay, sẽ không có chuyện doanh nghiệp ngồi chờ khách hàng tình cờ nhìn thấy sản phẩm của mình ở đâu đó rồi tìm tới bạn và mua hàng. Có quá nhiều phiền nhiễu và cạnh tranh khốc liệt. Để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần thu hút đúng đối tượng và tạo ra một hành trình hấp dẫn và đáng nhớ cho khách hàng — và đây chính là lúc các trang đích thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.2. Hướng dẫn người ghé thăm trang tới các giai đoạn tiếp theo trong phễu bán hàng của doanh nghiệp

Không trang web nào khác có kiểu tiếp cận nhắm mục tiêu này và hiệu quả như trang đích. Cái hay của trang đích chính là marketer có thể xây dựng những trang hướng tới một mục tiêu chuyển đổi cụ thể.

Bạn đang cần đạt mục tiêu bán hàng cho một sản phẩm nào đó? Hay bạn đang tìm khách tìm thêm số lượng khách hàng mới trong một khoảng thời gian cụ thể? Đừng lo lắng, hãy sử dụng landing page để thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng hay thu thập email khách hàng tiềm năng để xây dựng các chiến lược marketing tạo chuyển đổi.

2.3.Landing page mang lại hiệu quả cho các hoạt động đầu tư Marketing

Bạn đã bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc cho các hoạt động tiếp thị trực tuyến. Đã đến lúc bạn thu về kết quả cho những công việc đó.

Trang đích có khả năng thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện hành động chuyển đổi cao vì nó nhắm tới nhóm đối tượng cụ thể và cung cấp nội dung/thông điệp được cá nhân hóa phù hợp với đối tượng mục tiêu. Bởi vì landing page được thiết kế để chuyển đổi cho nên nó được sử dụng để tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo trả phí.

3. Hướng dẫn thiết kế landing page tối ưu hiệu quả chuyển đổi

Landing bao gồm những thành phần cơ bản nào? Marketer nên cho những nội dung gì khi thiết kế landing page?

Nhìn chung có 6 thành phần chính mà mọi landing page có khả năng chuyển đổi cao đều có bao gồm:

  • Tiêu đề
  • Unique Selling Proposition (USP) hay còn gọi là điểm bán hàng độc nhất.
  • CTA
  • Hình Ảnh
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm/Dịch vụ
  • Bằng chứng xã hội (Social Proof)

3.1. Tiêu đề chính/Tiêu đề phụ (Trang đầu tiên)

Nội dung trang đầu tiên là nơi mà người truy cập nhìn thấy đầu tiên khi vào trang đích. Đây là phần nội dung nằm trong 600pixel đầu tiên của trang.

Nội dung trang này là ấn tượng đầu tiên khách hàng có với landing page của bạn. Nên hãy cố gắng làm cho nó thật ấn tượng, càng thu hút càng tốt.

Trang này thường sẽ bao gồm tiêu đề chính và tiêu đề phụ.

Tiêu đề chính của trang đích nên thu hút được sự chú ý của người truy cập và tiêu đề phụ thực hiện nhiệm vụ thuyết phục người đọc ở lại trên trang.

Thông thường dòng tiêu đề phụ sẽ ở ngay bên dưới dòng tiêu đề chính và chứa thông điệp chi tiết hơn.

Khi thiết kế landing page, bạn cần chú ý tạo dòng tiêu đề ở trang đầu tiên sao cho:

  • (1) khơi gợi sự tò mò của khách truy cập để họ bị thu hút và quan tâm và;
  • (2) cung cấp ngắn gọn thông tin về sản phẩm/dịch vụ

Hãy cố gắng kích thích cảm xúc của người đọc với dòng tiêu đề. Bạn có thể nói về nỗi đau nhức nhối nhất của khách hàng hoặc hướng họ tới một viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Để làm được điều này, marketer cần phải hiểu được đối tượng truy cập nhắm tới là ai, tạo sao họ tìm tới trang đích và vấn đề họ cần giải quyết là gì.

3.2. USP – Tóm tắt các lợi ích của sản phẩm/dịch vụ

Phần này thường tổng hợp các lợi ích chính và là “móc câu” để thuyết phục người đọc kéo xuống các nội dung khác trên trang.

Phần nói về lợi ích của sản phẩm/dịch vụ này nên ngắn gọn, bao gồm các ý chính, và đi thẳng vào vấn đề.

3.3. Phần kêu gọi hành động (CTA)

Mục tiêu của landing page là khiến người truy cập thực hiện hành động chuyển đổi như điền thông tin cá nhân, tải Ebook, mua hàng…

Điều này có nghĩa bạn cần có một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ để thúc giục người truy cập thực hiện hành động này. Bởi người đọc sẽ không biết bước tiếp theo họ cần phải làm gì nếu bạn không nói rõ.

Một vài lời khuyên để tạo CTA hiệu quả khi thiết kế landing page đó là:

  • Cụ thể
  • Ngắn gọn
  • Đồng nhất
  • Nổi bật

Thêm vào đó, hãy nhớ rằng CTA là nơi thực hiện các hành động chuyển đổi cho nên việc tối ưu CTA rất quan trọng đói với sự thành công của trang đích. Lời khuyên là bạn hãy thực hiện các A/B testing để đảm bảo nút CTA của bạn đủ thu hút và khiến người đọc nhấp chuột.

3.4. Mô tả tính năng/lợi ích sản phẩm cụ thể

Nếu như phần USP đưa ra một vài điểm bán hàng độc nhất để lôi kéo khách hàng cuộn xuống các nội dung phía dưới thì phần mô tả này cần cung cấp chi tiết hơn về đặc điểm, tính năng và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ.

Phần mô tả tính năng/lợi ích này phải cung cấp cho người đọc những thông tin thực sự cần thiết và giải quyết được nỗi đau của họ.

Một số lời khuyên để viết phần mô tả tính năng/lợi ích này bao gồm:

  • Dễ hiểu
  • Nội dung điều chỉnh cho các nhóm đối tượng mục tiêu
  • Nhấn mạnh cả tính năng và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ

Các nội dung này nên được thể hiện ngắn gọn, súc tích, cô đọng, và dưới dạng các gạch đầu dòng chính.

3.5. Hình ảnh/Video

Đây là phần trình bày trực quan về sản phẩm/dịch vụ. Có vai trò giúp khách truy cập hiểu rõ hơn về những thứ bạn đang cung cấp.

Nếu bạn chọn đính kèm hình ảnh trên landing page thì hãy đảm bảo hình ảnh hiển thị rõ nét, chất lượng cao và liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang bán một sản phẩm, hãy đưa hình ảnh sản phẩm. Nếu bạn đang bán một dịch vụ, hình ảnh phải thể hiện tiện ích của dịch vụ.

Tương tự đối với video, cần đảm bảo chất lượng, và tính liên quan.

3.6. Bằng chứng xã hội (Social Proof)

Đây là một trong những thành phần quan trọng trên landing page. Giúp thuyết phục đối tượng tiềm năng thực hiện hành động chuyển đổi sau khi họ đã đọc hết các nội dung ở trên và vẫn còn đang cân nhắc.

Mọi người thường tin vào những phản hồi (feedback) của khách hàng thực tế hơn là những gì họ nhìn thấy hay những lời quảng cáo. Chính vì thế, bạn cần thiết kế phần này sao cho thật đáng tin cậy và khiến người đọc tin rằng sản phẩm của bạn thực sự mang lại hiệu quả.

Phần bằng chứng xã hội này có thể bao gồm testmonial (phần lời chứng thực của khách hàng), câu chuyện thành công của khách hàng, hay những nhận xét (review) của khách hàng.

Những chứng thực này cung cấp bằng chứng xã hội giúp thuyết phục khách truy cập. Chúng trấn an khách hàng rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại giá trị cho người mua.

4. Một số bí quyết giúp tăng hiệu quả landing page

4.1. Giảm thời gian tải trang

Thời gian tải trang chậm trễ một giây có nghĩa là landing page sẽ thu được ít chuyển đổi hơn 7% và số lượt xem trang ít hơn 11%.

Thời gian tải trang chậm cũng có thể dẫn đến sự không hài lòng và thất vọng của khách hàng.

Bởi vậy Marketer cần phải tìm cách tối ưu thời gian tải trang nhanh nhất để tăng trải nghiệm cho người truy cập.

4.2. Hiểu hành trình khách hàng

Marketer cần phải hiểu rõ người truy cập landing page đang ở đâu trên hành trình mua hàng. Để có thể tạo nội dung phù hợp và hiệu quả.

Bạn cần biết rằng khách truy cập đang tìm kiếm nguyên nhân vấn đề của họ (giai đoạn nhận thức). Sau đó là tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề (giai đoạn cân nhắc) hay sẵn sàng chọn một giải pháp (giai đoạn quyết định).

Nội dung và thông điệp trong landing page cần phải cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên từng hành trình mua hàng cụ thể của họ.

4.3. Tạo các dấu hiệu để hướng người đọc tới vị trí chuyển đổi

Khi ai đó truy cập landing page, bạn phải rõ ràng về việc bạn muốn họ làm gì.

Mục tiêu cuối cùng của bạn là hướng người ghé thăm tới biểu mẫu điền thông tin? Vậy thì hãy sử dụng các dấu hiệu để hướng người truy cập tới đó bằng những cách sáng tạo. Ví dụ như:

  • Chọn hình ảnh của một người đang nhìn về hướng hoặc chỉ vào biểu mẫu
  • Làm nổi bật màu sắc của CTA để thu hút sự chú ý
  • Sử dụng các mũi tên trỏ đến biểu mẫu khách hàng tiềm năng
  • Chèn liên kết văn bản để đưa mọi người trở lại biểu mẫu khi được nhấp vào
  • Đóng khung cho biểu mẫu thu thập thông tin bằng màu đậm hoặc đường viền

4.4. Áp dụng chiến thuật tâm lý

Fear of missing out (nỗi sợ bỏ qua thứ gì đó) thường được áp dụng phổ biến như một chiến thuật tiếp thị và quảng cáo. Cụ thể người tiêu dùng thường không mong muốn bỏ qua một thứ gì đó và mất khả năng được lựa chọn.

Marketer có thể lợi dụng đòn tâm lý này để thúc giục người truy cập thực hiện hành động chuyển đổi bằng cách ngụ ý rằng sản phẩm của bạn đang có nhu cầu cao, còn rất ít hàng. Như sử dụng đồng hồ đếm ngược, hay dùng các từ ngữ như “Cơ hội cuối cùng” “ Sắp kết thúc”…

Vậy là Vinaseco đã cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quát nhất về Landing page. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu vấn đề này.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.