Mẫu bảng lương cập nhật mới nhất năm 2021

Mẫu bảng lương cập nhật mới nhất năm 2021

Bảng bảng lương được lập tự động hàng tháng cho từng nhân viên dựa vào một số chứng từ liên quan làm căn cứ tính lương tháng cho nhân viên. Cơ sở để lập bảng lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Sau đây Vinaseco xin giới thiệu đến các bạn mẫu bảng lương cập nhật năm 2021,

mau-bang-luong-moi-nhat-2021

1. Mẫu bảng lương là gì? 

Mẫu bảng lương là một bảng thống kê nằm trong sự quản lý của bộ phận nhân sự nhằm kiểm soát lương, thưởng, bảo hiểm, số ngày công, các khoản phụ cấp của từng cá nhân trong doanh nghiệp.

Một mẫu bảng lương chỉn chu, chuyên nghiệp luôn là chuẩn mực của mỗi doanh nghiệp. Nó không những thể hiện sự minh bạch, hiệu quả mà còn góp phần cho thấy trình độ quản lý của mỗi ban lãnh đạo tổ chức. Vì vậy, để có được một mẫu bảng lương đúng chuẩn, các chuyên viên kế toán cần phối hợp với bộ phận nhân sự để đưa ra bản mẫu chính xác nhất, vừa đúng luật, vừa mạch lạc trong quản lý thông tin, trình bày.

2. Nội dung mẫu bảng lương bằng Excel

File tính lương bằng Excel sẽ cần những thành phần như họ và tên, lương, phụ cấp, tổng lương thực tế, số ngày công,… Trong phần đầu tiên này, chúng ta sẽ đi qua từng thành phần cần có để cấu thành nên một bảng lương đầy đủ và bên cạnh sẽ là những chú ý khi làm từng phần.

Họ và tên

Tên của từng nhân viên cần được đưa vào bảng để kiểm soát và quản lý. Bạn có thể kèm theo chức vụ, cách liên lạc (email, số điện thoại,…) nếu cần thiết.

Lương chính

Đây là cách gọi khác của lương cơ bản. Lương này chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và các khoản khác. Bạn hãy đưa mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động vào mục này nhằm đảm bảo tính pháp lí. Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đã tăng lên so với năm trước nên các doanh nghiệp cần cẩn thận cập nhật các thông tin này. Cụ thể:

– Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng so với quy định tại Nghị định 157)

– Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng)

– Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng)

– Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng)

Phụ cấp

Các loại phụ cấp bao gồm 2 loại chính. Đó là các phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm và các phụ cấp không yêu cầu đóng bảo hiểm. Các phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm,…Các phụ cấp không cần đóng bảo hiểm bao gồm tiền ăn, tiền điện thoại, hỗ trợ xăng xe, nhà ở.

Thu nhập danh nghĩa

Thụ nhập danh nghĩa chính là khoản tiền trên lý thuyết mà người lao động được hưởng khi cộng các chỉ số lương cơ bản và phụ cấp khác nhau.

Số ngày công thực tế

Đây là chỉ số nhằm xác định thời gian thực mà người lao động làm việc và được hưởng lương theo những ngày lao động đó.

Tổng lương thực tế

Lương thực tế hay còn hiểu cách khác đó là lương thực chưa kèm phát sinh mà nhân viên được nhận. Đây là số tiền đúng mà người nhân viên sẽ được trao tận tay nếu không có bất kỳ phát sinh gì (trích bảo hiểm, tạm ứng, …). Có 2 cách để tính lương thực tế:

– Cách 1: Tính theo số ngày công của từng tháng:

Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày công trong tháng) X Số ngày công thực tế

– Cách 2: Tính theo số ngày công được quy định trong quy chế của doanh nghiệp:

Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/số ngày công quy định) X Số ngày công thực tế

Lương để đóng bảo hiểm

Phần này doanh nghiệp sẽ chia ra thành từng loại bảo hiểm cần đóng bao nhiêu. Và kèm theo trích trừ vào lương của nhân viên. Phần này sẽ giúp việc quản lý bảo hiểm trở nên khoa học hơn.

Thuế TNCN

Đây là phần thuế cần đóng nếu nhân viên ký hợp đồng lao động với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

Thực lĩnh

Đây là phần lương chính thức sẽ được trao tới tay người lao động trong kỳ nhận lương của họ. Thực lĩnh sẽ bao gồm tổng lương đã tính phía trên trừ đi các khoản đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và tạm ứng (nếu có).

3. Tải về mẫu bảng lương cập nhập mới nhất 2021

mau-bang-luong-moi-cap-nhat

button_tai_xuong

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.