Trang chủ > Kiến thức chuyển đổi số

Mindmap là gì ? Thiết lập Mindmap như thế nào?

Mindmap là gì ? Thiết lập Mindmap như thế nào?

Mindmap là gì? Và làm thế nào để thiết lập mindmap 1 cách hiệu quả. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này!

mindmap1. Mindmap là gì?

Mindmap là một kỹ thuật hữu hiệu để cải thiện phương pháp ghi chép của bạn. Nó hỗ trợ và tăng cường sự sáng tạo của bạn trong cách giải quyết một vấn đề. Bằng cách sử dụng Mindmap, bạn có thể nhanh chóng nhận biết và hiểu rõ cấu trúc của một chủ đề, nắm rõ những mảng thông tin, dữ liệu đó liên kết với nhau như thế nào.

Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Mindmap, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng hơn.

2. Tại sao bạn nên sử dụng Mindmap?

– Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng. Nó bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.

– Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.

– Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.

– Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.

– Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.

– Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.

Hơn nữa, việc đọc lại cũng sẽ rất nhanh. Khi bạn cần nhớ lại các thông tin bạn chỉ cần liếc mắt sơ qua. Và trí nhớ của bạn cũng hoạt động hiệu quả hơn. Bằng việc ghi nhớ hình dạng và cấu trúc của mindmap , nó cũng có thể giúp bạn gợi nhớ các thông tin. Như vậy, nó đã làm cho bộ não của bạn hoạt động nhiều hơn so với cách ghi chép thông thường trong tiến trình tiếp thu và kết nối các dữ kiện.

3. Thiết lập Mindmap  như thế nào?

Mindmap hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động. Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các mainmap lại dễ dàng và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là đối lập với chúng. Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong việc tạo ra mindmap? Rất đơn giản là: Tưởng tượng và liên kết.

Bước 1:

Chọn một trang xinh đẹp trên sổ tay của bạn,hãy bắt đầu từ trung tâp của tờ giấy và kéo sang một bên.Việc bắt đầu từ trung tâm cho bộ não,khiến sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn,bạn cũng có thể bắt đầu từ trên hay góc trái của cuốn sổ,tác động cũng sẽ không thay đổi nhiều.

Bước 2: 

Dùng một hình ảnh đại diện cho ý tưởng trung tâm.Vì một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Bước 3: 

Sử dụng nhiều màu sắc. Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Mindmap những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và giúp bạn muốn nhìn vào nó nhiều hơn.

Bước 4:

Từ trung tâm vẽ các nét nối liền với các nhánh cấp 1, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v…bạn nên quy định màu sắc đường nối cho mỗi cấp để dễ phân biệt.

Bước 5:

Đừng nối các cấp bằng đường thẳng.Vì chẳng có gì làm cho não chúng ta cảm hơn các đường thẳng. Hãy sử dụng các đường nối bay bướm,uốn lượn,cong keo một tý ,giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.

Bước 6: 

Sử dụng mộ từ khóa cho mỗi dòng. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.

mindmap

4. Thiết lập mindmap nâng cao

Một khi bạn đã hiểu cách vẽ mindmap thì bạn có thể tự quy ước cách vẽ của riêng mình. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tăng hiệu quả cho mindmap của mình:

Sử dụng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản: Hầu hết những từ trong cách ghi chép bình thường chỉ là để đệm cho ý chính: chúng truyền đạt những dữ kiện, thông tin trong một bối cảnh nhất định và làm cho dễ đọc hơn. Nhưng trong mindmap, những từ ngắn gọn, bắt mắt và những cụm từ đầy đủ ý nghĩa cũng có thể chuyển tải những nội dung tương tự một cách hiệu quả. Những từ thừa chỉ làm cho bản đồ thêm rối hơn.

Viết theo lối chữ in hoặc có thể in: vì những chữ viết tay không rõ ràng, nghệch ngoặc hoặc nối với nhau lộn xộn chỉ làm bạn khó đọc hơn. Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý tưởng khác nhau: Nó giúp bạn phân loại các ý tưởng tốt hơn, dễ nhớ hơn và cũng  dễ sắp xếp hơn.

Sử dụng biểu tượng và hình ảnh: Nếu một biểu tượng hay hình ảnh nào đó có ý nghĩa với bạn thì hãy sử dụng nó vì hình ảnh thì sẽ dễ nhớ hơn là chữ viết.

Sử dụng các liên kết chéo: thông tin trong một phần của mindmap có thể liên quan đến các phần khác. Bạn có thể vẽ các đường nối chúng lại nhằm thể hiện sự liên quan đó. Điều này sẽ giúp bạn thấy được sự liên kết giữa các phần khác nhau trong chủ đề.

5. Kết luận

Mindmap là một phương pháp ghi chép cực kì hiệu quả. Nó không chỉ mô tả các dữ kiện mà còn mô tả cả cấu trúc tổng thể của chủ đề. Nó giúp bạn kết nối và tạo ra mối liên hệ giữa các ý tưởng. Đây là điều mà bạn khó có thể làm được ở cách ghi chép thông thường. Nếu bạn nghiên cứu hay ghi chép về 1 vấn đề nào đó, hãy thử vẽ bằng mindmap. Tôi tin rằng bạn sẽ thấy nó hữu dụng một cách đáng kinh ngạc.

Vinaseco hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về Mindmap. Qua đó tận dụng những lợi ích mà chúng đem lại để  phục vụ cho công việc và học tập được tốt hơn.