Nguyên tắc gửi Email marketing không bị spam

Dù ngày càng phát triển nhiều kênh marketing thì email marketing vẫn luôn vô cùng quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp. Nó vẫn phát huy được vai trò tiếp thị nhanh chóng, dễ dàng và chi phí thấp.

Theo những số liệu thống kê vào năm 2016, một lần nữa khẳng định giá trị email marketing.

Số liệu từ tổ chức DMA:

+ Email marketing tăng thêm 23% doanh số bán hàng

+ 66% khách hàng biết đến sản phẩm và quyết định mua hàng nhờ email marketing. Cao hơn so với các kênh social, seeding…

Số liệu từ tổ chức Smartinsights

+ 2% người dùng facebook nhận thông tin khuyến mãi trên newfeed. Trong khi đó, 90% khách hàng sẽ nhận được email khuyến mãi của bạn. Và tỉ lệ mở email của loại hình kinh doanh B2B, thương mại điện tử lên đến 22%; Ngành giáo dục, đào tạo trên 19%.

Số liệu từ QuickSprout: Đối tượng đăng ký nhận bản tin có tỉ lệ chia sẻ nội dung ra social cao hơn gấp 3 các kênh khác.

Số liệu McKinsey: Gia tăng khách hàng bằng email marketing hiệu quả hơn Facebook hay Twitter 40 lần.

Số liệu của IDC và Facebook: 78% người dùng cài đặt email trên thiết bị di động. Trong đó, facebook và các kênh khách con số này là khoảng 70%.

Thực tế ở Việt Nam, tỷ lệ mở email marketing khuyến mãi của B2B lên tới 39%, B2C là 20%. Và dạng email chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, tin tức… tỷ lệ mở lên đến 60% (số liệu từ Zetamail).

Tất cả các số liệu trên bạn hoàn toàn có thể đạt được cho doanh nghiệp. Nhưng trước hết, bạn phải loại bỏ được email marketing spam. Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu về nguyên tắc gửi Email marketing không bị spam nhé!

1. Email marketing spam

Những mẫu quảng cáo người dùng không muốn nhận thì sẽ rơi vào spam. Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về spam email. Nội dung và danh sách khách hàng  là tác nhân chính ảnh hưởng việc email trở thành spam.

Chỉ cần 1 vài khiếu nại spam của khách hàng với email marleting bạn gửi đi thì một ISP lớn như AOL sẽ chặn tất cả email từ máy chủ của bạn.

Khi có quá nhiều thư gửi đi rơi vào spam thì tên miền hoặc địa chỉ IP cũng có nguy cơ bị liệt vào danh sách spam của công cụ quản lý email. Nếu đều đó xảy ra, bạn sẽ không thể tiếp tục gửi thư hàng loạt từ hệ thống này. Song song đó, email marketing spam quá nhiều thì chiến dịch vo tác dụng. Vì vậy, bạn không thể không quan tâm đến vấn đề spam email.

2. Nguyên tắc gửi email marketing không bị spam

2.1. Gửi email marketing đúng đối tượng

Có nghĩa là chỉ gửi đến những người có nhu cầu thực sự. Như vậy, bạn cần chắc lọc danh sách địa chỉ gửi thư đi kỹ càng. Nếu trong đó có hàng loạt email chết, không xác thực, không đúng đối tượng… thì khả năng email spam là rất cao.

Cách tốt nhất là không nên mua data khách hàng, chỉ gửi thông tin tiếp thị đến những địa chỉ chính bạn thu thập được, bạn biết họ có quan tâm đến sản phẩm kinh doanh. Nếu bạn không có nhân lực chuyên về mảng này, vẫn có thể hợp tác với các nhà cung cấp uy tín. Nó sẽ hiệu quả hơn là bạn tự mò mẫn, sử dụng những công cụ miễn phí, không có sự hỗ trợ nào.

2.2. Đừng gửi nó đến chính mình

Bạn sử dụng địa chỉ [email protected] và gửi email đến chính [email protected] thì rất dễ bị spam. Dù biết rằng bạn gửi để kiểm tra trước khi gửi đi hàng loạt nhưng đừng làm như thế.

2.3. Kiểm tra bộ lọc spam trước khi gửi

Mailchimp hoặc GetResponse luôn tích hợp sẵn tính năng spam score khi tạo chiến dịch email marketing. Tính năng này cho bạn thấy chi tiết những lỗi lớn trong email, bạn cần điều chỉnh lại trước khi gửi thư.

2.4. Không được gửi đi duy nhất 1 bức ảnh

Thứ nhất, nếu chỉ có 1 hình ảnh, người nhận không bật chế độ “hiển thị hình ảnh đầy đủ” cho email này thì coi như không truyền đạt thông điệp gì cho khách hàng.

Thứ 2, chỉ có 1 hình ảnh thường sẽ bị bộ lọc chặn lại ngay. Nhất định, nội dung email phải chỉnh chu về bố cục, từ ngữ trước và vẫn có thể bổ sung hình ảnh phù hợp.

2.5.Tránh những tác nhân sau đây:

  • Từ ngữ nhạy cảm như porn, sex, viagra, duy nhất…
  • Viết hoa / in đậm / in nghiên toàn bộ
  • Tô màu sắc sặc sỡ
  • Chứa ký tự đặc biệt
  • Dùng nhiều hình ảnh (làm tải email chậm)
  • Link làm ngắn (short link)
  • Sử dụng nhiều font chữ, cỡ chữ khác nhau
  • ….

2.6. Chú ý các đường dẫn trong email marketing

Bộ lọc spam luôn kiểm tra các đường dẫn xuất hiện trong email marketing. Nếu tồn tại URL không an toàn trong đó rất dễ bị xử phạt.

2.7. Đừng sử dụng Javascript, mẫu code hoặc video

Vì đây là những yếu tố được bộ lọc duyệt rất khắt khe. Nếu bạn muốn có thể sử dụng đường link để dẫn đễn các nội dung đó.

2.8. Đừng copy nội dung từ Word, Excel hay Powerpoint

Word, Excel hay Powerpoint… có những định dạng riêng. Các định dạng này sao chép vào email marketing sẽ khiến bộ lọc email spam rất ghét.

2.9. Tiêu đề không trùng khớp với 1 câu nội dung có trong email

Gửi email marketing với tiêu đề trùng khớp, tương tự với 1 câu nội dung phần lớn sẽ bị lọc thành email spam.

Tóm lại, bạn hãy trong tâm vào những địa chỉ email đúng đối tượng, truyền tải đến họ những thông tin đúng nhu cầu, khuyến khích, kêu gọi họ tham gia tương tác với bạn. Và đừng quên các nguyên tắc như trên để hạn chế tối đa email marketing spam. Nếu như vậy, hiệu quả của chiến dịch email marketing sẽ được nâng cao rõ rệt.

Trên đây là những chia sẻ của Vinaseco. Chúng tôi mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi. Vinaseco rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật thông tin mới nhé!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.