Nhiều phiên tòa sẽ được xét xử trực tuyến từ 01/01/2022

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn ra trong một vài năm trở lại đây khiến việc học tập và làm việc trực tuyến trở thành giải pháp để đối phó và thích ứng kịp thời. Cũng vì thế, kể từ năm 2022 sẽ có nhiều phiên tòa được xét xử trực tuyến, phù hợp với tình hình thực tiễn. Vậy những phiên tòa nào sẽ được xét xử trực tuyến từ thời điểm kể trên, hãy cùng Công Nghệ Pháp Lý tìm hiểu ở bài viết này.

1. Nhiều phiên tòa sẽ được xét xử trực tuyến từ 01/01/2022

Theo những chia sẻ của TAND Tối cao ngày 02/09, dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến để trình Uỷ ban Thường vụ xem xét đã được hoàn thành. Theo đó, đây là hình thức xét xử không bắt buộc bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác phải có mặt tập trung tại một phòng xử án. Tuy nhiên cần đảm bảo các đối tượng này vẫn theo dõi và tham gia vào cùng một thời điểm.

Theo dự kiến, không phải mọi phiên tòa sẽ đều được xét xử trực tuyến kể từ 01/01/2022. Cụ thể, việc xét xử trực tuyến áp dụng với vụ án hình sự có khung hình phạt dưới 15 năm tù đối với các vụ án có chứng cứ rõ ràng và bị cáo đang tạm giam.

2. Việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến trong bối cảnh hiện nay

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng phát biểu tại Phiên họp thứ 13 Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương ngày 26/8. Cụ thể, cho rằng việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là tất yếu, cần thiết trong bối cảnh Covid-19 đang đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước yêu cầu xét xử trực tuyến cũng cần phải diễn ra nghiêm túc, công bằng, phải bảo đảm hiệu quả, bảo mật nhưng không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đương sự…

Theo như dự thảo quy chế, các phiên tòa, phiên họp trực tuyến phải tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng đúng như pháp luật quy định. Theo đó như các vụ dân sự, hành chính với những tình tiết không quá phức tạp, đương sự có địa chỉ cư trú rõ ràng cũng sẽ được tiến tới xét xử trực tuyến bên cạnh các vụ án hình sự kể trên. Ngoài ra còn có quy định về các vụ án không xét xử trực tuyến nhằm đảm bảo tính bảo mật, thống nhất và tuân thủ pháp luật. Cụ thể, gồm: liên quan tài sản ở nước ngoài; thuộc trường hợp xử kín hoặc những vụ hình sự liên quan nhóm xâm phạm an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, các vụ án liên quan chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân đội; nhóm tội chống lại loài người cũng sẽ không được xét xử trực tuyến.

Một phiên tòa trực tuyến sẽ được diễn ra theo TAND Tối cao dự kiến gồm một điểm cầu trung tâm cùng các điểm cầu tham gia. Tuy nhiên, giới hạn không quá 3 điểm tham gia với vụ án hình sự hoặc không quá 5 điểm với án dân sự, hành chính để đảm bảo. Quy định về điểm cầu trung tâm sẽ có mặt HĐXX, kiểm sát viên và có thể có bị hại, đương sự, luật sư, người tham gia tố tụng khác như làm chứng, phiên dịch, giám định,… Đối với các phiên tòa công khai thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức được theo dõi tại đây. Các điểm cầu tham gia vụ án hình sự sẽ bao gồm những đối tượng còn lại của phiên tòa: bị cáo, người bào chữa, cảnh sát của nơi giam giữ. Đối với án dân sự, hành chính sẽ có sự khác biệt là điểm cầu tham gia sẽ do đương sự lựa chọn và có thành phần gồm đương sự, luật sư. Trường hợp nếu được chủ tọa đồng ý, người tham gia bào chữa, bảo vệ được quyền trao đổi trực tuyến với bị cáo, bị hại, đương sự.

Trong quá trình tham gia tố tụng trực tuyến, thông qua hình thức sao chụp, đương sự có thể đưa thêm chứng cứ gửi cho HĐXX hoặc chủ tọa. Riêng bị cáo là đối tượng đặc biệt sẽ phải nhờ cảnh sát nơi giam giữ sao chụp, gửi hộ. Theo đó, tòa án sẽ xác định tư cách của cảnh sát này là người tham gia tố tụng khác.

Một điểm lưu ý tiếp theo chính là phiên tòa trực tuyến phải được ghi âm, ghi hình dạng dữ liệu điện tử. Trong trường hợp do các thiết bị xảy ra lỗi như mất kết nối khi diễn ra, chủ tọa phải cho tạm dừng làm việc sau đó quyết định lần tiếp theo sẽ xét xử trực tuyến hay thông thường để đảm bảo đúng với pháp luật.

3. Kết luận

Hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động xã hội nói chung và ngành tòa án nói riêng. Dịch bệnh đã khiến nhiều vụ án đến hạn nhưng không thể xét xử; một số vụ bị kéo dài thời hạn giải quyết do đương sự, bị cáo đang ở hoặc bị giam trong vùng có dịch… Chính vì những lý do đó mà TAND Tối cao cho rằng phiên tòa, phiên họp trực tuyến sẽ giải quyết những vướng mắc và hạn chế từ dịch bệnh. Hơn nữa hoạt động này vẫn hoàn toàn phù hợp với xu thế toàn cầu và cam kết của Việt Nam khi tham gia Hội đồng chánh án Châu Á, ASEAN.

Như vậy, kể từ 01/01/2022 sẽ có nhiều phiên tòa được diễn ra theo hình thức trực tuyến nhằm khắc phục và giải quyết những khó khăn trong thời kì dịch bệnh Covid-19 đối với ngành Tòa án. Hi vọng những chia sẻ của Công Nghệ Pháp Lý nêu trên sẽ giúp bạn nắm chắc các quy định mới này của pháp luật để bảo vệ quyền lợi khi cần thiết.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.