Những sai lầm mà doanh nghiệp thường mắc phải khi chuyển đổi số

Những sai lầm mà doanh nghiệp thường mắc phải khi chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu cho tất cả các doanh nghiệp. Nhưng quá trình này diễn ra không hề đơn giản. Để tránh mắc phải các sai lầm phổ biến, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ mục tiêu của mình và nghiên cứu để ứng dụng nền tảng quản trị số phù hợp.

nhung-sai-lam-trong-chuyen-doi-so

Sai lầm 1: Làm nhanh, làm nhiều không đồng nghĩa với hiệu quả

Không phải tất cả mọi vấn đề của doanh nghiệp đều cần chuyển đổi. Trong thế giới công nghệ 4.0 hiện nay, bạn cần bình tĩnh tìm ra những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Bởi có thấu hiểu mô hình kinh doanh và bối cảnh cạnh tranh thị trường, cũng như tâm lý người tiêu dùng thì mới có thể cân nhắc việc có hay không áp dụng công nghệ?

Tâm lý tham lam, nóng vội, muốn áp dụng nhiều xu hướng công nghệ cùng một lúc đã dẫn các doanh nghiệp nhanh chóng rơi vào thất bại. Bạn dễ bị sa đà, không có đủ nguồn lực và thời gian để giải quyết những vấn đề trọng tâm mà công ty mình mong muốn. Để khắc phục sai lầm này, doanh nghiệp nên ngừng tập trung vào công nghệ. Hãy bắt đầu tập trung vào những mong muốn của khách hàng. Từ đó tìm ra các công nghệ đáp ứng đúng nhu cầu. Cuối cùng, lập chiến lược để áp dụng công nghệ sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Sai lầm 2: Nghĩ rằng chuyển đổi số là số hóa

Nhiều doanh nghiệp khi nghe đến chuyển đổi số thường bị nhầm với số hóa. Thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Điển hình như việc chuyển từ tài liệu số sang file mềm trên máy tính. Hoặc số hóa truyền hình chuyển từ analog sang phát sóng kỹ thuật. Còn chuyển đối số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, kinh doanh. Qua đó đem đến những giá trị mới cho khách hàng.

nhung-sai-lam-trong-chuyen-doi-so

Hay nói cách khác số hóa là một phần của chuyển đổi số. Nếu nhầm lẫn, doanh nghiệp có thể sẽ đưa ra những định hướng sai lầm.

Sai lầm 3: Chuyển đổi số là sân chơi riêng của các ông lớn 

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay còn chần chừ chưa chuyển đổi số. Cho rằng chỉ những “đại gia công nghệ” mới có đủ khả năng và nguồn vốn để đầu tư vào một dự án lớn và dài hạn như chuyển đổi. Đây là hiểu lầm nghiêm trọng của doanh nghiệp.

Trên thực tế, chuyển đổi số lại đang được biết đến như một sân chơi mới của các startup. Không ít lần chúng ta nghe nhắc đến câu chuyện “cá chép hóa rồng” của nhiều startup mới nổi như: Uber và Grab thách thức ngành taxi truyền thống. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống. Spotify tái định nghĩa cách chúng ta tiếp cận âm nhạc…

Sai lầm 4: Chuyển đổi số là chuyện riêng của bộ phận IT

Nhiều người thường hiểu lầm rằng chuyển đổi số liên quan đến các vấn đề kỹ thuật nên nó chỉ dành cho nhân sự IT. Và bản thân các phòng ban khác không liên quan đến vấn đề này.

Đây thực sự là một suy nghĩ tai hại. Chuyển đổi số thực chất là sự nỗ lực thay đổi của toàn bộ hệ thống. Từ lãnh đạo cho đến các cấp nhân viên. Nó không phân biệt phòng ban hay vị trí.

Để ứng dụng thành công thì tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với công việc của mình. Và phải biết cách áp dụng nó vào quá trình làm việc.

Sai lầm 5: Doanh nghiệp nghĩ rằng mình đã hoàn thành việc chuyển đổi

Chuyển đổi nghĩa là chúng ta phải không ngừng thay đổi và bắt kịp xu hướng của thời đại. Bất cứ một suy nghĩ đã hoàn thành hoặc không cần làm nữa của doanh nghiệp chính là sợi dây kéo doanh nghiệp thụt lùi lại phía sau.

Đây là một hành trình không có điểm dùng, vì vậy mỗi doanh nghiệp cần xác định phải luôn luôn thích nghi, không ngừng chuyển động để đáp ứng được nhu cầu của nó.

Nếu doanh nghiệp của bạn còn đang luẩn quẩn trong bài toán chuyển đổi hay số hoá doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Vinaseco để nhận được tư vấn.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.