Trang chủ > Kiến thức chuyển đổi số > Mẹo nhanh

Phân tích khách hàng bằng mô hình Maslow trong Marketing

Phân tích khách hàng bằng mô hình Maslow trong Marketing

Như chúng ta đã biết, mô hình Maslow đã được ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực Marketing thời đại 4.0. Vậy thì phân tích khách hàng bằng mô hình này có gì đặc biệt? Hãy cùng Vinaseco đi tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Doanh Nghiệp - YBOX

Tháp nhu cầu Maslow được đặt theo tên nhà tâm lý học Abraham Maslow. Đây là mô hình về tâm lý và động cơ của con người. Mô hình này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1943.

Theo Abraham Maslow, con người có 5 cấp độ nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao. Tháp nhu cầu có 5 tầng, mỗi tầng của tháp phản ánh một mức độ nhu cầu và mong muốn của con người. Nó được xếp từ đơn giản đến phức tạp của con người.

5 thang bậc nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow là gì ? Ý nghĩa tháp nhu cầu Maslow trong marketing

1. Nhu cầu sinh lý

Đây chính là nhu cầu đầu tiên trong tháp. Sinh lý là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm những đòi hỏi về thể chất, cho sự sống hay khả năng tồn tại của con người. Nếu những nhu cầu cơ bản này không được đáp ứng, con người không thể duy trì sự sống. Nhu cầu sinh lý bao gồm các yếu tố như: Không khí, thực phẩm, ngủ, nghỉ ngơi, được giữ ấm,… và tình dục. Sinh lý được xem là tầng nhu cầu đơn giản. Tuy nhiên nó đóng vai trò quan trọng nhất, cần được đáp ứng trước tiên.

2. Nhu cầu được an toàn

Không chỉ là sinh lý, an toàn cũng là nhu cầu của con người. Những nhu cầu này bao gồm được an toàn về sức khỏe, thể chất, tinh thần. Đó còn là an ninh tài chính, an toàn cho gia đình, an toàn về việc làm,…

3. Nhu cầu xã hội

Nhu cầu này được hình thành và phát sinh sau khi con người đã được đáp ứng 2 nhu cầu trên. Nhu cầu xã hội được hiểu là mong muốn được giao tiếp, hòa đồng và giao lưu tình cảm. Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người muốn được hòa nhập cộng động, muốn có những người bạn. Con người muốn lập gia đình, muốn được yêu và được hạnh phúc.

4. Nhu cầu được kính trọng

Nhu cầu này được thực hiện thông qua mong muốn nhận được sự tôn trọng của người khác. Nó cũng như cảm giác bản thân cần có lòng tự trọng sức mạnh. Con người cần năng lực, tự tin, sự thành thạo, độc lập và tự do.

5. Nhu cầu được thể hiện bản thân

Nhu cầu cuối cùng của con người chính là được thể hiện bản thân. Chúng ta bắt đầu tập trung vào việc nhận ra tiềm năng của mình khi đáp ứng nhu cầu trên. Cụ thể con người mong muốn được người khác công nhận. Họ muốn đạt được thành tựu trong lĩnh vực của mình và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Phân tích khách hàng bằng mô hình Maslow trong Marketing

Hướng dẫn ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự - Base Resources

1. Phân cấp khách hàng theo nhu cầu sinh học của mô hình Maslow

Nhóm khách hàng ở nhu cầu 1 thường quan tâm đến các sản phẩm như: đồ ăn, thức uống, quần áo… Các chiến lược marketing hướng tới nhóm đối tượng khách hàng này cần chú trọng đến yếu tố này. Đó là việc đáp ứng nhu cầu sinh lý thiết yếu của khách hàng.

Ví dụ: Các công ty về nước uống giải khát thì cần chú trọng đến sự hấp dẫn, tươi mát của sản phẩm.

2. Phân cấp khách hàng theo nhu cầu an toàn của mô hình Maslow

Sau khi đã thỏa mãn về sinh lý, khách hàng sẽ cần sự an toàn. Khách hàng trong nhóm nhu cầu về sự an toàn cần được bảo vệ trước những đe dọa, những mối nguy hiểm. Đây là nhóm khách hàng phù hợp cho các công ty bảo hiểm, cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sĩ…

Các công ty trong lĩnh vực này tập trung nhiều vào việc tiết kiệm, bảo vệ chất lượng, niềm tin, dịch vụ. Đồng thời giúp thuyết phục người tiêu dùng sử dụng dịch vụ/sản phẩm.

3. Phân cấp khách hàng theo nhu cầu xã hội của mô hình Maslow

Đối với khách hàng nhóm nhu cầu xã hội thì cần có tình yêu, tình cảm và sự thuộc về. Các nhu cầu như: sự thân mật, trao tình cảm, tin tưởng và sự liên kết.

Các công ty cung cấp dịch vụ này cần chú trọng đến yếu tố kết nối tình cảm. Hãy tận dụng, đi sâu vào yếu tố này.

4. Phân cấp khách hàng theo nhu cầu về sự kính trọng của mô hình Maslow

Đây là khi mọi người đã thỏa mãn các yếu tố trên. Đối với khách hàng trong nhu cầu của mỗi cá nhân là luôn mong muốn được công nhận và tôn trọng mình. Đó là sự kính trọng đối với bản thân và danh tiếng.

Ví dụ: Các công ty xe hơi hạng sang như: Audi, Mercedes, Maybach, Aston Martin, Lamborghini… truyền tải đã đáp ứng nhu cầu đó. Dòng xe hướng đến sự sang trọng, lôi cuốn.

5. Phân cấp khách hàng theo nhu cầu thể hiện bản thân của mô hình Maslow

Đây là khách hàng ở mức cao nhất trong nhóm nhu cầu thể hiện bản thân. Khi đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trên thì bạn chuyển sang tìm kiếm sự phát triển cá nhân. Theo đó, các cá nhân mong muốn được thể hiện bản thân của mình bằng việc sống theo đam mê của mình.

Vì vậy những công ty này hãy chú trọng, nhìn nhận điểm tích cực ở khách hàng. Hãy đề cao tính đam mê, tôn trọng sở thích. Luôn thể hiện sự ủng hộ khách hàng.

Trên đây là gọi ý của Vinaseco về phân tích khách hàng bằng mô hình Maslow trong Marketing. Với việc xác định rõ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng chính là bước quan trọng để các doanh nghiệp thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của mô hình Marketing hiện đại này.

Bài viết cùng chủ đề