Platform (Mô hình nền tảng) là gì và vì sao bạn nên quan tâm tới nó?

Platform (Mô hình nền tảng) là gì và vì sao bạn nên quan tâm tới nó?

Platform (Mô hình nền tảng) là gì và vì sao bạn nên quan tâm tới nó? Quản trị tổng thể All-in-one hay nền tảng Platform? Mô hình nào chiếm ưu thế hơn? Đâu là giải pháp có khả năng giải quyết triệt để các bài toán trong quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp? Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu về mô hình này trong bài viết dưới đây!

1. Mô hình nền tảng (Platform) là gì?

Platform là một tập hợp phần mềm cần thiết cho doanh nghiệp. Có khả năng tích hợp dữ liệu với nhau trên cùng một nền tảng dữ liệu. Nhưng chúng không bị phụ thuộc lẫn nhau mà có thể hoạt động như các phần mềm độc lập. Giúp doanh nghiệp giải quyết các chức năng nghiệp vụ hoàn chỉnh.

Các phần mềm này còn có khả năng liên kết cùng nhau để tạo thành một bộ giải pháp mới cùng thuộc nền tảng. Làm tăng giá trị cung cấp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Platform cũng cho phép xây dựng một “hệ sinh thái” công nghệ bằng cách kết nối nền tảng hiện có với các công cụ, nhóm, dữ liệu và quy trình bên ngoài.

2. Vì sao mô hình Platform đang từng bước truất ngôi All-in-one?

2.1.  Giải quyết triệt để hơn các bài toán chuyên môn 

Trong quản trị, mỗi nhân viên đảm nhiệm một vị trí trong doanh nghiệp. Người ta nhận ra chất lượng công việc được cải thiện rõ rệt khi công việc được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp. Một cá nhân chuyên môn hóa sẽ tập trung phát huy năng lực ở vị trí, chuyên môn mà anh ta mạnh nhất, có lợi thế cạnh tranh nhất. Họ chú trọng về đào sâu lĩnh vực mình đã chọn.

Chính tại thời điểm đó, khi All-in-one trở nên lỗi thời do không đáp ứng được nhu cầu. Các phần mềm chuyên sâu trong Platform nhanh chóng xây dựng các tính năng cần thiết và chiếm lĩnh thị trường. Khớp nối trên nền tảng được thiết kế vừa đủ độ lỏng đủ để chúng có thể vận hành độc lập và linh hoạt trong việc chuyên môn hóa nghiệp vụ.

2.2. Tính khả dụng của sản phẩm

Nói một cách đơn giản. Sự thân thiện, tiện lợi và dễ dàng của mô hình Platform chính là điểm mạnh. Giúp mọi người đều có thể áp dụng và đem lại hiệu quả cho công việc.

Nhiều doanh nghiệp ngậm ngùi chấp nhận từ bỏ một hệ thống All-in-one dù trước đó đã bỏ ra một khoản lớn chi phí đầu tư. Bởi vì nhân viên cảm thấy khó khăn để sử dụng phần mềm. Bị choáng ngợp trước một danh sách dài các phân hệ “tất cả trong một”. Đó là chưa kể tới việc các phần mềm All-in-one truyền thống thường có giao diện cũ. Không thân thiện với người dùng ngày nay.

Cho dù nhà lãnh đạo mua phần mềm nào với mục đích gì. Thì cuối cùng đối tượng sử dụng phổ biến nhất vẫn là nhân viên. Ở góc nhìn này, những phần mềm trong Platform khi thiết kế độc lập đã được đặt ở góc nhìn, lối tư duy và nỗi đau của người dùng cuối. Nhân viên có thể tập trung vào phần mềm cần thiết của mình. Mà không bị choáng ngợp bởi các phần mềm khác.

2.3. Khả năng mở rộng linh hoạt theo độ phát triển của doanh nghiệp

Tương tự như việc không một chiếc áo nào may vừa cho con người từ bé đến lớn. Sẽ không có một phần mềm công nghệ nào được “may đo” để vừa khớp và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong các giai đoạn tăng trưởng.

Tất nhiên không phải All-in-one không thể mở rộng để phát triển cùng với doanh nghiệp. Nhưng với đặc điểm là cấu trúc phần mềm phức tạp và cứng nhắc thì việc mở rộng thêm sẽ mất thời gian. Và ảnh hưởng tới sự vận hành của cả hệ thống. Đặc biệt là với các phần mềm được cài đặt tại chỗ như ERP, việc mở rộng vô cùng khó khăn. Và chắc chắn sẽ gây gián đoạn công việc của doanh nghiệp.

Ngược lại, các phần mềm trên Platform lại khép kín và có khả năng hoạt động độc lập nên có thể được cập nhật liên tục. Mà không ảnh hưởng tới các yếu tố khác trong nền tảng. Bên cạnh đó, Platform cũng có khả năng mở rộng quy mô dễ dàng theo đà tăng trưởng doanh nghiệp. Có thể tăng gấp đôi, gấp ba,… số lượng tài khoản sử dụng.

2.4. Khả năng kết nối không giới hạn với các ứng dụng ngoài

Các doanh nghiệp thường có nhu cầu về khả năng tích hợp của công nghệ. Để hệ thống quản trị mới có thể kế thừa những hệ thống đã đầu tư từ trước hoặc liên kết với những hệ thống nghiệp vụ khác.

Chính vì vậy, một giải pháp phù hợp phải sở hữu tính mở. Tính mở được đánh giá thông qua khả năng kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có hệ cơ sở dữ liệu có sẵn của doanh nghiệp và các ứng dụng của bên thứ ba. Đây chính là một trong những thế mạnh hàng đầu của mô hình nền tảng. Khác với “giải pháp đóng” All-in-one, một nền tảng vốn dĩ đã mở, khiến nó luôn sẵn sàng thiết lập quan hệ đối tác với các nhà cung cấp thậm chí có thể chưa tồn tại. Đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn với các công nghệ mới ngay trên chính hệ thống hiện tại của mình.

2.5. Giải quyết bài toán về mặt chi phí

Thứ nhất, doanh nghiệp có thể cắt bỏ hoàn toàn chi phí thừa thãi từ những phân hệ không dùng đến trong All-in-one. Xuất phát từ chính nhu cầu nội tại. Doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn trên Platform các phần mềm và bộ giải pháp công nghệ phù hợp. Ví dụ, khi quy mô là 30 người. Doanh nghiệp có thể triển khai bộ giải pháp quản trị hiệu suất trước. Và tiếp tục triển khai bộ giải pháp quản trị và phát triển nhân sự khi quy mô đã tăng lên 60 người.

Thứ hai là chi phí phát sinh: hầu như là không có. Phần lớn các nhà cung cấp mô hình nền tảng dạng SaaS hiện nay cam kết không phát sinh thêm chi phí triển khai, phí bảo trì, phí đào tạo nhân viên,… Việc sửa chữa các lỗi phần mềm và cập nhật phiên bản mới cũng được hỗ trợ tức thời và hoàn toàn miễn phí.

Thứ ba, bên cạnh việc triển khai độc lập mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Chi phí thời gian trung bình để triển khai thành công một mô hình nền tảng chỉ từ 2 đến 3 tuần. Thời gian để doanh nghiệp sử dụng thành thạo và có thể đo lường, đánh giá hiệu quả phần mềm chỉ khoảng sau 3 tháng.

Vậy là Vinaseco đã cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quát nhất về Platform. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.