Semantic Search là gì? Tips để tối ưu nội dung theo Semantic Search

Semantic Search là gì? Đây là một trong số những nội dung được rất nhiều người thắc mắc. Vậy giải nghĩa cho cụm từ này ra sao và làm thế nào để tối ưu nội dung này? Hãy cùng Vinaseco tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Semantic-Search-la-gi

1. Semantic Search là gì?

Semantic search – tìm kiếm ngữ nghĩa là thuật ngữ chỉ việc tìm kiếm có nghĩa, phân biệt với tìm kiếm từ vựng (khi công cụ tìm kiếm tìm các kết quả phù hợp theo nghĩa đen của từ được tìm kiếm hoặc các biến thể từ khóa mà không hiểu ý nghĩa tổng thể của truy vấn).

Semantic search cũng cho phép Google phân biệt các thực thể khác nhau (người, địa điểm và sự vật) và diễn giải truy vấn dựa trên các yếu tố như:

a. Lịch sử tìm kiếm của người dùng

b. Vị trí của người dùng

c. Lịch sử tìm kiếm toàn cầu

d. Các biến thể chính tả.

Ví dụ: khi search từ khóa “Cách để làm bánh” thì Sematic search của Google tự động hiểu người dùng đang tìm kiếm hướng dẫn công thức, các hướng dẫn làm bánh và cho xuất hiện lên top tìm kiếm những video và trang web hướng dẫn làm bánh.

Ví dụ về Semantic search

Nếu như ngày xưa, Google search sẽ cho ra kết quả hoàn toàn dựa vào từ khóa thì nay nhờ có Semantic search, kết quả truy vấn đang dần tiệm cận hơn với mong muốn người dùng.

Ví dụ: Khi tôi gõ từ khóa “Portishead mà không đặt nó trong bất kỳ ngữ cảnh nào, Google sẽ đưa ra các kết quả liên quan tới ban nhạc này hoặc hình ảnh một con phố ở Somerset. Tuy vậy, với Semantic search, nếu gõ “Portishead”, tôi sẽ nhận được kết quả hoàn toàn liên quan tới ban nhạc bởi quá khứ tìm kiếm của tôi hoàn toàn liên quan tới âm nhạc và không hề liên quan tới con phố ở Somerset.

Đây chính là ví dụ đơn giản về Semantic Search, lấy dữ liệu từ người dùng và đưa ra kết quả liên quan nhất. Thực tế, Semantic search có thể làm được nhiều hơn như vậy. Semantic search có thể lấy nhiều biến số liên quan tới người dùng và sử dụng nó để đưa ra kết quả chính xác hơn.

2. Tips để tối ưu nội dung theo Semantic Search

Ý định tìm kiếm trở thành ưu tiên

Trong quá trình làm SEO, từ khóa là một yếu tố không thể thiếu. Nhưng ngày nay, khi Google đã thay đổi thuật toán tìm kiếm, việc chèn từ khóa càng nhiều vào bài viết đã không còn hiệu quả.

Từ khóa được tìm kiếm dựa trên “Search Intent” – ý định tìm kiếm là điểm khác biệt phương pháp tối ưu SEO bằng Semantic Search. Bằng cách kiểm tra những câu hỏi người dùng tìm kiếm trên Google, bạn sẽ có hàng loạt ý tưởng mới cho chủ đề bài viết.

VD: Khi search key “máy rửa chén đời mới” thì công cụ tìm kiếm trả về một số shopping box. Đây là dấu hiệu rõ ràng của ý định giao dịch. Người dùng muốn tìm kiếm từ khóa này với ý định mua hoặc nghiên cứu sản phẩm.

Viết dàn bài

Nếu muốn viết một chủ đề lớn, hãy đảm bảo gạch ra dàn bài trước. Dàn bài là những ý chính, ý phụ cần đề cập trong bài. Nó giúp bài viết đi đúng trọng tâm và chuyên sâu hơn.

Viết bài viết dài bao quát hết chủ đề liên quan

Chủ đề liên quan là chủ đề xoay xung quanh một nội dung chính bạn hướng tới. Google sẽ đánh giá cao một bài viết dài, đầy đủ các chủ đề nhỏ, bao quát chiều rộng lẫn chiều sâu của một nội dung khiến người dùng tin tưởng.

Ví dụ: Search từ khóa Harry Potter => Tổng quan về Fan Club, truyện Harry potter, diễn viên phim…

Nếu muốn đạt thứ hạng tìm kiếm cao cho từ khóa này, bạn nên viết nhiều bài theo chủ đề & xây dựng hàng loạt bài viết liên quan đến chủ đề để đáp ứng nhu cầu thông tin người dùng và Google Bot.

Ví dụ: Fanclub đông nhất của Harry Potter, dàn diễn viên phim ngày ấy-bây giờ…

Semantic-Search-la-gi

Tập trung vào chủ đề thay vì từ khóa

Tập trung vào chủ đề

Trên thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp tập trung tối ưu SEO bằng Keywords để nhanh chóng tăng độ nhận diện. Tuy nhiên việc này không còn nhiều hiệu quả nữa. Thay vào đó, SEOers nên tập trung vào chủ đề bài viết. Mục tiêu ở đây là tạo ra các bài viết chất lượng, liên quan tới chủ đề chính và cung cấp nhiều giá trị cho người đọc.

Có 2 bước tạo nội dung tập trung vào chủ đề:

Bước 1: Nhóm nội dung trên website theo topic chính.

Bước 2: Sử dụng Content Gap để tìm thông tin còn thiếu trong topic.

Xác định từ khóa liên quan đến chủ đề

Hãy khoanh vùng những cụm từ có liên quan về mặt nghĩa với chủ đề bạn muốn viết. Điều này giúp Google hiểu rõ hơn về tổng thể chủ đề trang web của bạn.

Ví dụ: Với topic “Kế hoạch ăn kiêng”, bạn nên có những cụm từ như: Giảm cân, công thức ăn kiêng, ăn chay, bữa trưa lành mạnh, đồ ăn ít calo…

Tránh từ khóa dài

Khi tối ưu SEO cho 2 từ giống nhau, nếu bạn tối ưu SEO cho các từ khóa dài thì sẽ khá vô ích. Bởi nhờ vào tìm kiếm ngữ nghĩa, Google lúc này sẽ coi từ khóa dài là các biến thể giống nhau.

Ví dụ: 2 từ khóa “kỹ thuật xây dựng backlink” và “các cách xây dựng backlink”, Google sẽ hiểu hai từ khóa chung một chủ đề “xây dựng backlink” và cho ra kết quả giống nhau.

Đăng những content dài

Viết những bài viết 500-1000 chữ là lựa chọn của nhiều trang web vì nó mất ít thời gian để đọc và không quá dài dòng, trình bày bắt mắt.

Nhưng một bài viết 500 chữ hầu như không thể tóm tắt được hết nội dung. Phụ thuộc vào chủ đề, một bài viết chất lượng nên có từ 1000-3000 chữ để truyền tải hết nội dung. Nó khiến người đọc hài lòng vì họ có tất cả thông tin họ muốn.

Google thường ưu ái những bài dài như vậy vì trang web của bạn cung cấp nội dung giá trị, trả lời tất cả những quan tâm của người dùng. Đây là lợi thế lớn giúp bạn cạnh tranh SEO.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi. Vinaseco mong rằng bài viết trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.