Mục lục
So sánh điểm giống và khác giữa Content Writer và Copywriter
“Content Writer” và “Copywriter” là hai thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong marketing. Vậy giữa chúng có sự giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Vinaseco đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Khái niệm về Content Writer và Copywriter
Content Writer là gì?
Content Writer là thuật ngữ được dùng chỉ vị trí người tạo ra nội dung hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp. Đó như là: Marketing, kinh doanh,… Họ hoạt động thông qua các kênh như SEO website, PR, thông cáo báo chí.
Copywriter là gì?
Copywriter là thuật ngữ để chỉ các nhân viên tại vị trí người sáng tạo nội dung có giá trị cao. Mục đích nhằm quảng bá trực tiếp sản phẩm/dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Copywriter thường viết các nội dung ngắn gọn, súc tích. Ví dụ như campaign line, tagline cho sản phẩm, đặt tên thương hiệu,…
Phân biệt Content Writer và Copywriter
Mô tả công việc
Content Writer: Trong doanh nghiệp là vị trí tạo ra traffic cho website, landing page. Vị trí này phải đảm nhiệm các công việc chính như: các bài SEO đăng trên blogg. Các trang dịch vụ SEO; nội dung SEO cho doanh nghiệp, trang dịch vụ. PPC cho trang đích; xây dựng nội dung liên kết;…
Nhân viên Copywriter trong các doanh nghiệp là vị trí chuyển từ traffic thành sales hoặc leads. Nhiệm vụ và công việc chính của vị trí này bao gồm: Google ads; Facebook ads; Instagram ads. Social media posts; Email campaigns; Print marketing materials; Video scripts; Sales pages,…
Mục đích viết
Content Writer viết nội dung nhằm hướng tới mục đích cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm. Từ đó nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, khi họ ghé thăm fanpage, website hoặc bài viết PR. Đích đến cuối cùng chính là biến người đọc thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Copywriter viết hướng tới chính là thúc đẩy và hỗ trợ bán sản phẩ. Từ đó giúp đẩy mạnh doanh số cho doanh nghiệp. Thông qua sức mạnh nội dung ngắn tại các bài viết, quảng cáo, câu chuyện truyền thông tiếp thị, TVC, viral clip,… Copywriter đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Copywriter kêu gọi hành động mua hàng từ họ, và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Cách viết
Content Writer cách viết thường đi theo xu hướng của truyền thông hoặc thị trường sản phẩm. Hướng viết của Content Writer rộng hơn, mới mẻ và cung cấp thông tin chuyên sâu hơn. Content Writer tạo ra nội dung độc đáo nhằm tiếp cận hoặc tăng sự tương tác với khách hàng.
Copywriter nội dung thường chú trọng về chiều sâu. Mục đích hướng tới việc mang đến các giá trị và chạm tới insight của khách hàng. Nội dung do Copywriter tạo ra thường được đánh giá cao. Cung cấp các thông tin mà khách hàng đang mong đợi về sản phẩm. Việc thu hút khách hàng thông qua lối viết khéo léo.
Hình thức viết
Content Writer, hình thức và dung lượng bài viết thường bao quát và dài hơn. Nhiệm vụ của vị trí này là thực hiện các nội dung liên quan đến post fanpage, bài PR, bài giới thiệu sản phẩm, tin bài trên website, hay thông cáo báo chí. Nội dung do Content Writer tạo ra yêu cầu đầy đủ thông tin về sản phẩm, thông tin lý tính..
Hình thức các bài viết của Copywriter thường ngắn gọn hơn. Người đảm nhiệm vị trí này được ví như bậc thầy về viết ngắn. Sản phẩm mà Copywriter tạo ra thường là tagline cho sản phẩm, tên thương hiệu, campaign line,… Cũng như lên nội dung cho các clip quảng cáo TVC, salekit bán hàng, nội dung hiển thị cho website, brochure.
Thời hạn viết bài
Content Writer thường là người viết bài chuẩn SEO. Thời hạn hoàn thành bài viết tại vị trí này thường dài hơn so với Copywriter. Quy trình làm việc của Content Writer là tạo ra thông tin gây được hứng thú cho người xem. Content Writer cần kiểm soát thời hạn viết bài của mình sao cho kịp deadline được giao.
Copywriter thường được giao nhiệm vụ gấp, cần hoàn thành việc xây dựng, lên thông tin nhanh. Chính vì vậy các nhân viên tại vị trí này cần linh hoạt, thông minh. Họ phải nhanh nhẹn trong mọi kế hoạch và nhiệm vụ. Cũng vì tính chất công việc nên các Copywriter thường không làm việc dựa trên quy trình cụ thể.
Vậy là Vinaseco đã đưa ra so sánh điểm giống và khác giữa Content Writer và Copywriter. Đây là hai vị trí cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu với Content Writer hay Copywriter. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hai thuật ngữ nãy. Từ đó xác định nhu cầu của doanh nghiệp và lựa chọn cho phù hợp.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 02473.00.10.99Khám phá những lợi ích và thách thức khi Luật sư sử dụng trí tuệ nhân tạo AI
14.992 Comments
Mẹo tối ưu hóa chi phí đám mây tại các công ty luật
2.309 Comments
An ninh mạng cho các công ty luật
81 Comments
Cách để bảo vệ bản thân khỏi trộm cắp danh tính
38 Comments
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ pháp lý tốt nhất
5 Comments
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường dịch vụ pháp lý
3 Comments
Những hiểu lầm về công nghệ pháp lý tác động đến các công ty luật
12.750 Comments
Tầm quan trọng của việc quản lý công nghệ trong chuyển đổi số pháp lý
10 Comments