Trang chủ > Kiến thức chuyển đổi số

Social Commerce là gì? Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce?

Social Commerce là gì? Khái niệm này có lẽ còn tương đối mới mẻ đối với nhiều người kinh doanh tại Việt Nam. Bạn viết dưới đây, Vinaseco sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm này. Cùng theo dõi ngay nhé!

Social-Commerce-la-gi

1. Social Commerce là gì?

Social Commerce là việc sử dụng các trang web mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội – MXH) và E-commerce (Thương mại điện tử).

Điều này khác với hình thức marketing trên MXH khi bạn trả tiền để quảng cáo trên các trang MXH phổ biến và cố gắng kéo khách hàng đến website, cửa hàng hay các kênh bán khác. Với Social Commerce, toàn bộ quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra ngay trên MXH mà khách hàng vẫn thường dùng. Khách hàng thấy sản phẩm (qua quảng cáo, bài viết, livestream, người ảnh hưởng,…), chat để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán.

2. Sự kết hợp mới mẻ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Có thể nói, Social Commerce là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của bán lẻ truyền thống tại các cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục những nhược điểm và phần nào xóa nhòa ranh giới giữa hai hình thức thương mại này.

Khi ứng dụng Social Commerce, nhà bán lẻ kết hợp được lợi thế của 2 hình thức kinh doanh cũ, đồng thời loại bỏ những nhược điểm của chúng. Social Commerce giúp cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đo lường bằng mức độ tương tác và tăng doanh thu hiệu quả. Cụ thể:

Hiệu quả của hình thức Social Commerce được cho là sẽ vượt trên thương mại điện tử.

Về cơ bản, bạn có thể làm phép tính như thế này:

Giả sử bạn có một website bán hàng với 10.000 khách truy cập

a. Trong nhóm đó, 25% để lại địa chỉ email của họ -> 2.500 người

b. Khi bạn gửi email cho nhóm đó, 25% trong số họ mở nó -> 625 người

c. Sau đó, 5% những người mở email nhấp vào liên kết trong email -> 32 người

d. Và 3% trong số họ cuối cùng đã mua sản phẩm -> 1 người

đ. Tổng cộng bạn có 1 lượt mua sau khi bắt đầu với 10.000 khách hàng tiềm năng.

Bây giờ, so sánh với một hành trình bán hàng trên Social Commerce với sự hỗ trợ của công cụ chatbot

a. Bắt đầu với 10.000 khách nhắn tin trên Messenger

b. Trong nhóm đó, chatbot có thể nhắn tin 99% trong số họ ->9.900 người

c. Tin nhắn Messenger có tỷ lệ mở khá cao, khoảng 75% -> 7.425 người

d. Từ nhóm đã đọc tin nhắn, khả năng có 48% tương tác lại để hỏi về sản phẩm, trả giá,… -> 3.564 người

đ. Và sau đó 1% mua sản phẩm của bạn -> 35 người

=> Bạn có tổng cộng 35 lần mua, so với 1 lần mua trong ví dụ về website.

3. Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce?

a. Tập trung vào các sản phẩm có giá thấp nhất hoặc sản phẩm tốt nhất

Các sản phẩm có mức giá thấp có thể bán tốt nhất với Social Commerce. Giá thấp khiến người dùng háo hức mua hàng, ít cân nhắc những ưu và nhược điểm khi mua. Còn nếu bạn bắt đầu với những sản phẩm tốt nhất, bạn sẽ tạo được uy tín để tiếp tục tăng trưởng sau này.

b. Ứng dụng các công cụ phù hợp

Có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời ngoài kia, và chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn 1 cặp đôi hoàn hảo để hỗ trợ tốt nhất về Social Commerce.

Đầu tiên là nền tảng có tên HaraSocial. HaraSocial là giải pháp hỗ trợ bán hàng trên Facebook toàn diện, giúp tối đa tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và marketing trên Facebook. Đây là công cụ hỗ trợ nhà bán hàng quản lý toàn bộ mọi tương tác của khách, tạo đơn ngay khi tư vấn và kết nối sẵn với hơn 8 nhà vận chuyển phổ biến. Tích hợp hệ thống quản lý đơn hàng và kho hàng giúp dễ dàng xử lý đơn hàng trong 60s. Đặc biệt, với tính năng Messenger Shopping, bạn có thể đồng bộ sản phẩm lên Messenger để khách hàng chọn sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi nhắn tin.

c. Hợp tác với những người có ảnh hưởng và khuyến khích cộng đồng chia sẻ sản phẩm của bạn

Những người có ảnh hưởng (KOLs, Influencer) có thể đem đến hiệu quả marketing bất ngờ cho bạn. Một người mẹ sẽ rất quan tâm nếu có một người phụ nữ khác (người có uy tín trong cộng đồng các bà mẹ “bỉm sữa”) đăng bài post về lý do họ chọn một nhãn sữa nào đó cho con của mình. Đó chính là ví dụ điển hình nhất cho thấy sức mạnh của kênh marketing thông qua người ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn có thể tạo các nội dung “viral” có liên quan đến sản phẩm, từ đó kích thích người dùng MXH chia sẻ những nội dung đó.

Trên đây là những chia sẻ của Vinaseco về Social Commerce. Chúng tôi mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi. Vinaseco rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật thông tin marketing mới nhé!