Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Thông tin cần thiết cho tương lai

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Thông tin cần thiết cho tương lai

Ngày này, “số hóa” phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các thiết bị thông minh ra đời ngày càng nhiều. Đồng thời cũng xuất hiện trí thông minh AI và ứng dụng thông minh thay thế ‘phương thức thủ công’’ trong kinh doanh, sản xuất. Theo thống kê, hơn 90% dữ liệu của nhân loại được tạo ra trong vòng 2 năm trở lại đây. Tốc độ số hóa đang chuyển đổi mở ra cho con người triển vọng mới. Tạo nên mô hình kinh doanh hiệu quả và hình thành nhiều giá trị mới. 

Việt Nam là một trong những quốc gia đang chuyển mình trong chuyển đổi số. Đặc biệt, còn là quốc gia đang phát triển. Cho nên không thể tránh khỏi những thách thức khó khăn. Vật nên muốn giảm thiểu rủi ro một cách tối đa, doanh nghiệp cần nắm  bắt được thức trạng “số hóa” ở Việt Nam. dựa vào đó đưa ra kịp thời phản ứng các mối nguy cơ trong hiện tại và tương lai.

1. Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra một cách nhanh chóng, bắt kịp xu hướng chung. Việc chuyển đổi tải rộng từ kinh tế, tài chính, du lịch, giáo dục, y tế,…Hơn thế nữa, chính quyền địa phương các cấp cũng đang chuyển đổi sang chính phủ số. Thông qua trang mạng điện tử. Nhằm tạo nên tương tác gần hơn, đáp ứng và hiểu được mong muốn của người dân hơn.

Các doanh nghiệp lớn ở việt nam cũng đang dần thích nghi chuyển đổi số. Trong khi đó doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức sâu rộng về tầm quan trọng chuyển đổi số. Dẫn  đến việc chuyển đổi số vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

Theo như đánh giá của Cisco, trong báo cáo ‘’Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương” có nêu.  Đã được thực hiện trên 1340 doanh nghiệp, trong đó có 50 doanh nghiệp đang ở Việt Nam. sở dĩ, việt nam còn chiếm số lượng nhỏ do các trở ngại sau:

  1. Thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%)
  2. Thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh cho phép CĐS (16,7%)
  3. Thiếu tư duy về kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hoá doanh nghiệp (15,7%)
  4. Mô hình chuyển đổi số chưa phù hợp với quy mô hiện tại (12%)

Tuy nhiên, gần đây các doanh nghiệp SMES đã bước đầu đặt nền móng cho các nền tảng. Nổi bật như công nghệ đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm/ cứng để chuyển đổi số. Đó là tín hiệu đáng mừng đối việc chuyển đổi số Việt Nam.

2. Chuyển đổi số đối với các công ty Start-up

Trong một báo cáo khác của IDG (Mỹ) đã chỉ ra, ở Việt Nam có đến 55% doanh nghiệp Start-up sử dụng các công nghệ số để vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Nhưng đối với các doanh nghiệp truyền thống chỉ ở mức là 38%.

Điều này đã giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh số, hiệu quả chăm sóc khách hàng. Con số này lên đến 34%. Lợi ích mà tất cả chúng ta có thể nhìn thấy rõ của việc số hoá, nền tảng đầu tiền giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thuận lợi và nhanh chóng như:

  • Không tốn diện tích lưu trữ hồ sơ, giấy tờ và tài liệu
  • Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng; Việc tìm kiếm trở nên đơn giản; Tăng cường độ bảo mật và dễ dàng trong việc kiểm soát, lên kế hoạch. 

Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa vận dụng được hình thức này. Theo như đánh giá của Loyalty,  nguyên nhân việc đến từ chính nội bộ của doanh nghiệp. Đầu tiên, số hoá và chuyển đổi số sẽ gây ra xáo trộn trong việc vận hành doanh nghiệp. Thứ hai, Chi phí đầu tư và sử dụng khá cao. Nếu chỉ sử dụng những phần mềm chi phí thấp thì hiệu quả sẽ không cao hoặc không đáp ứng đủ.

3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp ICT

Hiện nay, doanh nghiệp ICT ở Việt nam đang ngày càng phát triển, ấn tượng, theo như đánh giá, mức tăng trưởng với doanh thu lên cao. Các giá trị xuất khẩu lớn, ngoài ra, tốc độ tăng trưởng hằng năm lên đến 20-30%. 

Theo thông kế, năm 2018,  tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT ước tính đặt 99 tỷ USD. song song đó, xuất khẩu đạt mức 93.9 tỷ USD. Chỉ trong vòng 10 năm mô hình thị trường tăng gấp 16 lần. Có thể thấy, đây là đang là một trong những ngành mức tăng trưởng kin tế lơn nhất cả nước.

Không dùng lại thành tựu đó, cách doanh nghiệp ICT vẫn không ngừng chủ động trong việc nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất. Nổi bật là các tập đoàn như Viettel, VNPT, FPT, CMC,.. ngoài ra, còn có công ty khởi nghiệp. Tuy là “người mới” nhưng cũng đạt được nhiều thành quả đáng chú ý như:

  •  Công ty Logivan gọi 5,5 triệu đô cho vòng gọi vốn gần đây;
  • Prozy (Bất động sản) mức gọi vốn thành công là 25 triệu đô;
  • OnPoint (Sàn thương mại điện tử) 8 triệu đô ở vòng Series A;
  • Okxe (nền tảng trung gian) nhận được mức đầu từ là 5,5 triệu đô ở vòng Series A;

Hơn thế ICT được ứng dụng rộng rãi trong mọi loại hình doanh nghiệp. Vì thế năng suất công việc được nâng cao, năng lực cạnh tranh được cải thiện. Tồn tại với đó, các doanh nghiệp SME chưa nhận thức đúng ý nghĩa chuyển đổi số trong cuộc CMCN 4.0. Dẫn đến việc còn chưa chịu chủ động tiếp cận công nghệ mới. Cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện, mô hình kinh doanh chưa đáp ứng được xu thế mới. 

 

Kết luận: 

Như vậy, có thể thấy ICT và dịch vụ chuyển đổi số đang ngày càng phổ biến. Nhờ đó chất lượng cuộc sống con người được cải thiện. Làm giảm đi khoảng cách chênh lệch xã hội. Đặc biệt đối với giáo dục, y tế. Chuyển đổi số là bước tất yếu để doanh nghiệp Việt vươn mình. Để thành công, cần phải có đóng góp của nhiều nguồn lực. Đồng thời, có những chính sách đúng đắn.

Hi vọng bài viết trên của chúng tôi cung cấp thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Chúc các bạn thành công trong cuộc hành trình chinh phục công nghệ số.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.