37% Sale của bạn làm việc không hiệu quả. Họ là ai?

Mục lục

Trong mỗi doanh nghiệp thì bộ phận bán hàng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Để nhân viên bán hàng có thể làm việc một cách hiệu quả thì đỏi hỏi cần có một quy trình đào tạo bài bản để hoàn thiện những thiếu sót, và giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

1. Những kiểu nhân viên kinh doanh và cách đào tạo

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Harvard Business Review đã phát hiện rằng nhân viên bán hàng được chia làm 8 kiểu khác nhau. Tuy vậy chỉ 3 kiểu trong số đó thường xuyên mang lại hiệu quả kinh doanh. Điều đó có nghĩa là với nhân viên mà bạn tuyển thì chỉ 37% có thể đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Do đó nếu bạn tiếp tục tuyển những nhân viên ở 63% còn lại, mà không có kế hoạch đào tạo để giúp họ khắc phụ những điểm chưa phù hợp, doanh nghiệp bạn sẽ khó để thăng tiến trong kinh doanh.
Bên cạnh việc đào tạo chung, quản lý cần xác định được mỗi nhân viên của mình thuộc kiểu nào để cải thiện chất lượng chung của hệ thống nhân viên kinh doanh.

8 kiểu nhân viên kinh doanh và cách để đào tạo họ

1. Chuyên gia

Họ là những người bán hàng trời sinh, họ biết mình đang làm gì và khách hàng thích họ.
Cơ hội đào tạo: Đẩy mạnh việc khích lệ họ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của họ cho đồng nghiệp là cách tốt nhất để phát triển.

2. Người chốt

Họ có thể dễ dàng chốt được một hợp đồng. Nhưng những người có tài ăn nói này có thể đôi lúc khiến khách hàng mất hứng.
Cơ hội đào tạo: Tập trung đào tạo kỹ năng mềm có thể giúp những người chốt cái thiện khả năng giao tiếp và vẫn giữ được động lực.

3. Cố vấn

Những người giải quyết vấn đề này lắng nghe khách hàng rất tốt. Tuy nhiên họ chưa khắc phục được hết những vấn đề khách hàng đang gặp phải
Cơ hội đào tạo: Chỉ cho họ cách tiếp xúc với khách hàng, tham gia vào câu chuyện có thể giúp họ xây dựng các mối quan hệ sâu sắc hơn.

4. Người kể chuyện

Với năng khiếu trời cho, Người kể chuyện có thể bán đá lạnh cho dân Eskimo. Nhưng họ thường thiếu đi một kịch bản bán hàng bài bản.
Cơ hội đào tạo: Giúp Người kể chuyện tập trung vào chương trình của họ, tự đặt mục tiêu cho bản thân và cải thiện nhận thức bản thân, nhờ thế họ sẽ có hướng đi đúng đắn hơn cho cuộc đàm phán của mình.

5. Người tấn công

Họ có thể đạt được thỏa thuận tuy nhiên cách tiếp cận mạnh mẽ của họ có thể khiến khách hàng khó chịu.
Cơ hội đào tạo: Người tấn công có thể cải thiện kết quả bán hàng bằng cách hoàn thiện kỹ năng để họ tập trung vào giá trị của sản phẩm mà vẫn để ý đến quan điểm của khách hàng. khi đó họ có thể xây dựng một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.

6. Người tập trung

Họ là chuyên gia trong việc hiểu rõ sản phẩm. Tuy nhiên sự thiếu tự tin của họ có thể khiến việc xác định điều người mua cần khá khó khăn.
Cơ hội đào tạo: Người tập trung có thể hưởng lợi từ việc huấn luyện giúp họ xác định cơ hội, hiểu được điểm yếu của khách hàng và đưa ra đề xuất giá trị.

7. Người hòa đồng

Tất cả mọi người đều thích người hòa đồng. Nhưng trò chuyện vui vẻ có thể khiến cuộc bán hàng đi xa.
Cơ hội đào tạo: Chuyển từ một mối quan hệ tốt sang nói chuyện kinh doanh là một hành vi có thể cải thiện được. Bằng cách đặt ra những mục tiêu kinh doanh và giới hạn của cuộc trò chuyện. Những người hòa đồng có thể cũng cần sự giúp đỡ để hiểu được các kênh bán hàng, và các câu chuyện xung quanh sản phẩm.

8. Người tường thuật

Một kịch bản bán hàng hay có thể là một hướng dẫn hữu ích hoặc một trở ngại. Đối với người tường thuật họ sẽ gặp khó khăn nếu không có kịch bản.
Cơ hội đào tạo: không cuộc trò chuyện với khách hàng nào giống kịch bản. Vậy nên Người tường thuật cần sự đào tạo để hiểu được khách hàng, điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của khách hàng và xử lý ý kiến trái chiều một cách tự tin.

Như vậy, trên đây là 8 kiêu nhân viên và những hướng đào tạo phù hợp. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Vinaseco để cùng đón đọc những bài viết tiếp theo nhé. Chúc các bạn thành công!

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.

Để nhận tư vấn  và trải nghiệm phần mềm miễn phí. Hãy điền vào biểu mẫu dưới đây.